TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí 7 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa lí 7 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 7,143 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 (Kết nối tri thức) năm 2025 có đáp án

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2024 - 2025

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học ...

Môn: Lịch sử và Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào dưới đây?

A. Ơ-rô-pê-ô-ít.

B. Nê-grô-ít.

C. Môn-gô-lô-ít.

D. Ôt-xtra-lô-it.

Câu 2. Lãnh thổ Bắc Mĩ kéo dài theo chiều

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.

C. xích đạo.

D. vòng cực.

Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?

A. Cận cực.

B. Ôn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Câu 4. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?

A. Đông - Tây.

B. Bắc - Nam.

C. Tây Bắc - Đông Nam.

D. Đông Bắc - Tây Nam.

Câu 5. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.

B. Chạy dài theo tây bắc.

C. Có nhiều đồng bằng.

D. Đơn độc một dãy núi.

Câu 6. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc

A. thu hút nhân tài.

B. giải quyết việc làm.

C. tạo nguồn lao động.

D. phát triển nhân lực.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?

A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.

B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.

C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.

D. Phân bố dân cư không thay đổi.

Câu 8. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.

B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.

C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.

D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.

Câu 9. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có

A. bán hoang mạc ôn đới.

B. bán hoang mạc nhiệt đới.

C. khí hậu núi cao mát mẻ.

D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 10. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có

A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.

B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.

C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.

D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.

Câu 11. Nơi có mật độ dân cư thấp ở Trung và Nam Mĩ là

A. nội địa xa biển.

B. vùng ven biển.

C. nơi có cửa sông.

D, ở các cao nguyên.

Câu 12. Rừng A-ma-dôn phân bố ở

A. lục địa Bắc Mĩ.

B. lục địa Nam Mĩ.

C. lục địa Á - Âu.

D. lục địa Phi.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành

A. Đại Nam.

B. Vạn An.

C. Đại Việt.

D. Vạn Xuân.

Câu 2. Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?

A. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Lê Duy Vỹ.

B. Lê Quý Đôn.

C. Lê Đại Hành.

D. Lý Thường Kiệt.

Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này

A. gần sát với biên giới của nhà Tống.

B. nằm ở ven biển, có thể chặn giặc từ biển vào.

C. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.

D. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.

Câu 5. Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

A. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.

D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.

Câu 6. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?

A. Việt Nam sử lược.

B. Đại Việt sử kí.

C. Đại Việt sử kí toàn thư.

D. Đại Nam thực lục.

Câu 7. Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là

A. Quốc triều hình luật.

B. Hoàng Việt luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 8. Tổ chức quân đội dưới thời Lý và thời Trần có điểm gì giống nhau?

A. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.

B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

C. Xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ.

D. Xây dựng theo hướng cốt đông, không cần tinh nhuệ.

Câu 9. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Ai người anh dũng tuyệt vời,

Trong nanh vuốt giặc buông lời thép gang:

Ta thà làm quỷ nước Nam,

Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào”

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Hưng Đạo.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nhà Hồ đã thực hiện chính sách gì để tăng cường sức mạnh quân sự?

A. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.

B. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.

C. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.

D. Tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.

Câu 11. Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại chủ yếu do

A. sự uy hiếp của nhà Minh.

B. tài chính đất nước trống rỗng.

C. sự chống đối của quý tộc Trần.

D. không được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 12. Từ thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

A. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

B. Cần quy tụ, chiêm mộ nhiều tướng lĩnh tài giỏi.

C. Chỉ chú trọng xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

D. Tập trung vào xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-D

4-B

5-A

6-B

7-D

8-D

9-A

10-C

11-A

12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Theo chiều kinh tuyến:

+ Phía tây kinh tuyến 100°T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

+ Phía đông của kinh tuyến 100°T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

* Nguyên nhân

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

+ Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-B

3-D

4-B

5-A

6-B

7-D

8-D

9-A

10-C

11-A

12-B

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

- Yêu cầu b)

+ Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học ...

Môn: Lịch sử và Địa lí 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 2)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Châu lục nào sau đây còn có tên gọi khác là “Tân thế giới”?

A. Châu Âu.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Úc.

D. Châu Phi.

Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?

A. Bắc Mĩ.

B. Nam Mĩ.

C. Kênh đào Pa-na-ma.

D. Vịnh Mê-hi-cô.

Câu 3. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?

A. Bán đảo La-bra-đo.

B. Đồng bằng trung tâm.

C. Dãy A-pa-lat.

D. Dãy An-đet.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với dãy núi A-pa-lat?

A. Là một dãy núi đồ sộ.

B. Độ cao tương đối thấp.

C. Là một dãy núi rất trẻ.

D. Phần phía bắc thấp hơn.

Câu 5. Phía bắc của Bắc Mĩ có khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.

B. Hàn đới.

C. Hoang mạc.

D. Núi cao.

Câu 6. Người E-xki-mô ở Bắc Mĩ

A. cư trú ven Thái Bình Dương.

B. chủ yếu là bắt cá và săn thú.

C. tạo nên một số nền văn minh.

D. hiện nay có số lượng rất lớn.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về châu Mĩ?

A. Có thành phần chủng tộc đa dạng.

B. Có người lai giữa các chủng tộc.

C. Văn hóa và ngôn ngữ rất đa dạng.

D. Người Anh-điêng chiếm chủ yếu.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Bra-xin?

A. Cổ và bị bào mòn mạnh

B. Phía đông có các núi thấp.

C. Có các cao nguyên núi lửa.

D. Cảnh quan rừng thưa, xavan.

Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với sơn nguyên Guy-a-na?

A. Hình thành từ lâu đời.

B. Đã bị bào mòn mạnh.

C. Miền đồi và núi thấp.

D. Có cao nguyên núi lửa.

Câu 10. Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có

A. mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới.

B. động đất, núi lửa và nhiều bão.

C. trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt.

D. dòng biển lạnh chạy ở ven bờ.

Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ dân cư sống tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trên các cao nguyên.

B. Đồng bằng ven biển.

C. Ở sâu trong nội địa.

D. Khu vực A-ma-dôn.

Câu 12. Rừng A-ma-dôn tập trung chủ yếu ở các quốc gia nào sau đây?

A. Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

B. Ac-hen-ti-na và Bô-li-vi-a.

C. Bra-xin và Pa-ra-goay.

D. E-cua-do và U-ru-goay.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Chùa Quỳnh Lâm.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Câu 2. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì

A. muốn hạn chế thế lực của bộ phận quý tộc nhà Tiền Lê.

B. Đại La gần với quê hương của nhà vua (Từ Sơn - Bắc Ninh).

C. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.

D. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

“Tuổi già nhưng sức chẳng già,

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan,

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

A. LÝ Kế Nguyên.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Long Tường.

D. Lý Công Bình.

Câu 4. Năm 1075, quân dân nhà Lý thực hiện các cuộc tập kích sang đất Tống, nhằm mục đích

A. đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.

B. xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

C. buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.

D. đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.

Câu 5. tưởng nào xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077)?

A. bị động.

B. chủ động.

C. phòng ngự.

D. phòng thủ.

Câu 6. Ai là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử?

A. Trần Anh Tông.

B. Trần Nhân Tông.

C. Trần Thuận Tông.

D. Trần Thánh Tông.

Câu 7. Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp để phục hồi và phát triển nông nghiệp, ngoại trừ việc

A. quan tâm đến đê diều, thủy lợi.

B. miễn giảm tii thuế cho nhân dân.

C. khuyến khích nhân dân khai hoang.

D. nghiêm cấm các tôn thất lập điền trang.

Câu 8. Văn học thời Trần mang đậm tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vì

A. nền kinh tế phát triển, tinh thần tự cường của dân tộc dâng cao.

B. nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.

C. đất nước liên tục phải đương đầu và chiến thắng trước các cuộc xâm lược.

D. Đại Việt vươn lên trở thành cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 9. Vị tướng nào đã được vua Trần hai lần cử làm Quốc công tiết chế - tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến chống quân Nguyên?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Loại tiền giấy được phát hành dưới thời Hồ có tên là

A. Thông bảo hội sao.

B. Thái Bình thông bảo.

C. Thuận Thiên thông bảo.

D. Thánh Nguyên thông bảo.

Câu 11. Cuc kháng chiến chng quân xâm lược Minh của nước Đại Ngu (1406 - 1407) thất bại chủ yếu là do: nhà Hồ

A. không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. không có thành lũy kiên cố.

C. không có vũ khí tốt, quân đội mạnh.

D. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

Câu 12. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Thành nhà Hồ.

B. Thành Đa Bang.

C. Thành Bản Phủ.

D. Thành Thăng Long.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

b. Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-D

4-C

5-B

6-B

7-D

8-A

9-D

10-A

11-B

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ:

- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.

=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.

- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.

=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-D

5-B

6-B

7-D

8-C

9-B

10-A

11-D

12-A

II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên:

+ Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

+ Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

+ Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải…

+ Quân Mông - Nguyên khi tiến quân xâm lược Đại Việt không quen thuộc địa hình, khí hậu, khó phát huy được sở trường tấn công…

- Yêu cầu b)

+ Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

Để xem trọn bộ Đề thi Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, có lời giải chi tiết:

Đề thi Giữa Học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Global Success (10 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức

Đề thi Giữa Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Tin học lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

1 7,143 04/10/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: