TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Toán 7 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Toán 7 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 17341 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Tin 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Giữa Học kì 2 Toán lớp 7 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN LỚP 7 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM HỌC 2024

Lưu ý:

− Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

− Các câu hỏi ở cấp độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao là câu hỏi tự luận.

− Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TOÁN – LỚP 7

STT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ

Tỉ lệ thức. Tính chất dãy tỉ số bằng nhau

Nhận biết:

- Nhận biết tỉ lệ thức và các tính chất của tỉ lệ thức.

- Nhận biết tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

- Hiểu rõ định nghĩa, tính chất để lập được tỉ lệ thức.

1TN

 

 

 

Thông hiểu:

Sử dụng tính chất của tỉ lệ thức để tính toán các phép tính đơn giản.

 

1TN

2TL

 

 

Vận dụng:

Vận dụng tính chất của tỉ lệ thức để tính toán các phép tính phức tạp.

 

 

1TL

 

Vận dụng cao:

Chứng minh đẳng thức dựa vào tính chất của tỉ lệ thứcdãy tỉ số bằng nhau.

 

 

 

1TL

Đại lượng tỉ lệ thuận. Đại lượng tỉ lệ nghịch

Nhận biết:

- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Chỉ ra được hệ số tỉ lệ khi biết công thức.

2TN

 

 

 

Vận dụng:

Vận dụng được tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch để tìm giá trị của một đại lượng và toán chia tỉ lệ.

 

 

1TL

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu thức đại số và đa thức một biến

 

 

 

 

 

 

 

Biểu thức đại số. Đa thức một biến

Nhận biết:

Nhận biết biểu thức số và biểu thức đại số.

1TN

 

 

 

Phép cộng, phép trừ, phép nhân đa thức một biến

Nhận biết:

- Nhận biết được định nghĩa đa thức một biến.

- Nhận biết bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của một đa thức.

- Nhận biết nghiệm của một đa thức.

1TN

 

 

 

Thông hiểu:

 - Thu gọn và sắp xếp đa thức.

- Thực hiện tính toán phép cộng, phép trừ, phép nhân đa thức trong tính toán.

- Tính giá trị của một đa thức khi biết giá trị của biến.

- Tìm nghiệm của đa thức tổng, hiệu.

 

2TN

2TL

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác

 

 

 

 

 

Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác

Nhận biết:

Nhận biết hai định lý về cạnh và góc đối diện trong tam giác.

1TN

 

 

 

Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Nhận biết:

- Nhận biết khái niệm đường vuông góc và đường xiên, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

- Nhận biết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

1TN

 

 

 

Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác

Thông hiểu:

- Tìm độ dài 3 cạnh bất kì có tạo thành tam giác hay không.

- Tìm độ dài một cạnh khi biết độ dài hai cạnh còn lại và các dữ kiện kèm theo.

 

1TN

 

 

 

Sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác

Nhận biết:

Nhận biết được đường đường trung tuyến trong tam giác và sự đồng quy của các đường thẳng đó.

1TN

 

 

 

 

 

 

Thông hiểu:

Dựa vào tính chất trọng tâm tam giác, tính chất đường trung tính để tìm các tỉ lệ, chứng minh các cạnh bằng nhau.

 

1TL

 

 

 

 

 

Vận dụng:

- Áp dụng tính chất đường trung tuyến, quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để chứng minh đẳng thức, bất đẳng thức.

- Tính các tỉ số của các cạnh dựa vào tính chất đường trung tuyến.

 

 

1TL

 

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

A. 50 : 81;             

B. 8 : 9;                 

C. 5 : 8;                 

D. 1 : 10.

Câu 2. Biết x2=y3 x + y = −15. Khi đó, giá trị của x, y là

A. x = 6, y = 9;                

B. x = −7, y = −8;            

C. x = 8, y = 12;           

D. x = −6, y = −9.

Câu 3. Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:

x

−5

1

y

1

?

Giá trị cần điền vào “?”

A. -15;

B.15;                           

C. 5;

D. −5.

Câu 4. Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a và khi x = –2 thì y = 4. Khi đó, hệ số a bằng bao nhiêu?

A.  –2;                             

B. –6;

C. –8;

D. – 4.

Câu 5. Các biến trong biểu thức đại số 3x + 2y – 2z là

A. x, z;

B. x, y;                  

C. x, y, z;              

D. y, z.

Câu 6. Bậc của đa thức P = –5x7 + 4x8 – 2x + 1 là

A. 8;

B. 7;

C. 1;

D. 0.

Câu 7. Cho đa thức A = 5x4 – 4x2 + x – 2 và B = x4 + 3x2 – 4x. Tính A + B = ?  

A. 6x4 – x2 – 3x;

B. 6x4 – x2 – 3x + 2;

C. 6x4 – x2 + 3x – 2;

D. 6x4 – x2 – 3x – 2.

Câu 8. Tính (–x2) . (2x3 + 3x– 2x + 5) = ?

A. –2x5 – 3x4 + 2x3 – 5x2 ;

B. –2x5 – 3x4 + 2x3 + 5x2;

C. –2x5 – 3x4 – 2x3 – 5x2;

D. 2x5 – 3x4 + 2x3 – 5x2.

Câu 9. Chọn khẳng định đúng?

A. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc nhỏ hơn;

B. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn;  

C. Trong một tam giác, góc kề với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn;

D. Trong một tam giác, không có quan hệ giữa góc và cạnh đối diện.

Câu 10. Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. AD < AE;

B. AC > AD;

C. AC > AE;

D. AE < AD.

Câu 11. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác? 

A. 5 cm; 4 cm; 1 cm;

B. 3 cm; 4 cm; 5 cm;

C. 5 cm; 2 cm; 2 cm;

D. 1 cm; 4 cm; 10 cm.

Câu 12. Cho ΔABC nhọn có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại O. Khẳng định nào sau đây sai?

A. AO=23AM;

B. OM=13AM;

C. AO=23BN;

D. NO=13BN .

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a) -6x=9-15 ;

b) 3x-78=52 ;

c) -4x=x-49.

Bài 2. (1,0 điểm) Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A: có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?

Bài 3. (2,0 điểm) Cho hai đa thức: M(x) =  3x4 – 2x3 + 5x2 – 4x + 1;

                                                        N(x) = –3x4 + 2x3 –3x2 + 7x + 5.

a) Tính P(x) = M(x) + N(x).

b) Tính giá trị của biểu của P(x) tại x = −2.

Bài 4. (2,0 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G. Biết BD = CE.

a) Chứng minh tam giác GBC là tam giác cân.

b) Chứng minh DE+EG>12BC .

Bài 5. (0,5 điểm) Cho tỉ lệ thức ab=cd. Chứng minh rằng abcd=a2-b2c2-d2 .

−−−−−−−−− HẾT −−−−−−−−−−

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 01

I. Bảng đáp án trắc nghiệm

1. B

2. D

3. A

4. C

5. C

6. A

7. D

8. A

9. B

10. D

11. B

12. C

II. Hướng dẫn giải trắc nghiệm

Câu 1.

Ta có 1,2:1,35=1,21,35=89 .

Câu 2.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x2=y3=x+y2+3=-155=-3.

Do đó: x = (−3) . 2 = −6; y = (−3) . 3 = −9.

Câu 3.

Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k=-15 .

Ta có -15.1=-15. Do đó giá trị cần điền vào bảng là -15 .

Câu 7.

Ta có A + B = (5x4 – 4x2 + x – 2) + (x4 + 3x2 – 4x)

= (5x4 + x4) + (3x2 – 4x2) + (x – 4x) – 2

= 6x4 – x2 – 3x – 2.

Câu 8.

(–x2) . (2x3 + 3x– 2x + 5)

= (–x2) . (2x3) x2 . 3x2 + x2 . 2x – x2 . 5

= 2x5 3x4 + 2x3 5x2.

Câu 10.

Khẳng định AE < AD là sai vì AD là đường vuông góc, AE là đường xiên.

Câu 11.

Ta có: 5 – 4 = 1 < 3; 5 – 3 = 2 < 4; 4 – 3 = 1 < 5.

Vậy bộ ba độ dài 3 cm; 4 cm; 5 cm có thể tạo thành một tam giác.

Câu 12.

 

Do hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại O nên

AO=23AM; BO=23BN; OM=13AM; NO=13BN

Mà tam giác ABC không cân nên AM ≠ BN nên AO23BN .

Bài 1. (1,5 điểm)

a)

-6x=9-15

x=(-6).(-15)9

x = 10

Vậy x = 10.

b)

3x-78=523x-7=8.52

3x – 7 = 20

3x = 27

x = 9

Vậy x = 9.

c)

-4x=x-49

x2 = (−4) . (−49)

x2 = 196

x = 14 hoặc x = −14

Vậy x {14; −14}.

Bài 2. (1,0 điểm)

Gọi x, y, z (tấn) lần lượt là khối lượng hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển (x, y, z > 0).

Theo đề bài ta suy ra: x50=y80=z70 .

Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng nên x + y + z = 700.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x50=y80=z50=x+y+z50+80+70=3,5.

Do đó x = 50 . 3,5 = 275; y = 80 . 3,5 = 280; z = 70 . 2,5 = 245 (thỏa mãn).

Vậy đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 275 tấn hàng, 280 tấn hàng và 245 tấn hàng.

Bài 3. (2,0 điểm)

a) Ta có P(x) = M(x) + N(x)

= (3x4 – 2x3 + 5x2 – 4x + 1) + (–3x4 + 2x3 – 3x2 + 7x + 5)

= 3x4 – 2x3 + 5x2 – 4x + 1 – 3x4 + 2x3 – 3x2 + 7x + 5

 = (3x4  – 3x4) + (– 2x3 + 2x3) +(5x2 – 3x2) + (–4x + 7x ) + (1 + 5)

 = 2x2  + 3x + 6.

Vậy P(x) = 2x2  + 3x + 6.

b) Thay x = −2 vào biểu thức P, ta được:

P(–2) = 2 . (–2)2  + 3 . (–2) + 6

= 2 . 4  6 + 6 = 8 – 6 + 6 = 8.

Vậy khi x = −2 thì giá trị biểu thức P bằng 8.

Bài 4. (2,0 điểm)

a) Vì hai đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác ABC.

Suy ra BG=23BD; CG=23CE (tính chất trọng tâm của tam giác).

Mà BD = CE (giả thiết) nên 23BD=23CE .

Vậy tam giác GBC là tam giác cân.

b) Ta có BG=23BD nên DG=23BD suy ra BG = 2DG.

Do đó DG=12BG .          (1)

Chứng minh tương tự, ta có:  EG=12CG     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: DG+EG=12BG+12CG=12BG+CG .

Xét tam giác BCG có BG + CG > BC (trong một tam giác tổng độ dài hai cạnh lớn hơn độ dài cạnh còn lại).

Vậy DG+EG>12BC (đpcm).

Bài 5. (0,5 điểm)

ab=cd nên ad = bc.

Ta có: ab(c2 – d2) = abc2 – abd2 = acbc – adbd;

cd(a2 – b2) = cda2 – cdb2 = acad – bcbd.

Do đó ab(c2 – d2) = cd(a2 – b2).

Suy ra abcd=a2-b2c2-d2 (đpcm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được

A. 12,5 : 34,5;                 

B. 29 : 65;             

C. 25 : 69;             

D. 1 : 3.

Câu 2. Biết 7x = 4yy – x = 24. Khi đó, giá trị của x, y là

A. x = −56, y = −32;                

B. x = 32, y = 56;            

C. x = 56, y = 32;           

D. x = 56, y = −32.

Câu 3. Biết y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2. Khi x = –3 thì giá trị của y bằng bao nhiêu?

A. –6;

B. 0;

C. –9;

D. –1.

Câu 4. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:

A. –32;                  

B. 32;          

C. –2;          

D. 2.

Câu 5. Biểu thức đại số biểu thị “Bình phương của tổng của hai số x và y”

A. x2 – y2;

B. x + y;

C. x2 + y2;

D. (x + y)2. 

Câu 6. Hệ số tự do của đa thức M = 8x24x + 3 – x5

A. 1;

B. 4;

C. 3;

D. 5.

Câu 7. Cho hai đa thức P(x) = 6x3 − 3x2 − 2x + 4 và G(x) = 5x2 − 7x + 9. Giá trị P(x) − G(x) bằng

A. x2 − 9x + 13;               

B. 6x3 − 8x2 + 5x − 5;               

C. x3 − 8x2 + 5x − 5;       

D. 5x3 − 8x2 + 5x + 13.

Câu 8. Kết quả của phép nhân (5x − 2)(2x + 1) là đa thức nào trong các đa thức sau?

A. 10x2 3x − 2;  

B. 10x2 − x + 4;     

C. 10x2 + x − 2;

D. 10x2 − x − 2.

Câu 9. Cho tam giác MNP có: N^=65°; P^=55° . Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. MP < MN;

B. MP = MN;

C. MP > MN;

D. Không đủ dữ kiện so sánh.

Câu 10. Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. DN = DP;

B. MD < MP;

C. MD > MN;

D. MN = MP.

Câu 11. Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây không thể tạo thành một tam giác? 

A. 15 cm; 25 cm; 10 cm;

B. 5 cm; 4 cm; 6 cm;

C. 15 cm; 18 cm; 20 cm;

D. 11 cm; 9 cm; 7 cm.

Câu 12. Cho G là trọng tâm tam giác MNP có trung tuyến MK. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. MGMK=13 ;

B. GKMK=13 ;

C. MGGK=3 ;

D. GKMG=23 .

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a) 56:x=20:3;

b) 9x-19=53 ;

c) x+1114-x=23

Bài 2. (1,0 điểm) Một ô tô đi từ A lúc 8 giờ. Đến 9 giờ một ô tô khác cũng đi xe từ A. Xe thứ nhất đến B lúc 2 giờ chiều. Xe thứ hai đến B sớm hơn xe thứ nhất nửa giờ. Tính vận tốc mỗi xe biết rằng vận tốc xe thứ hai lớn hơn vận tốc xe thứ nhất là 20 km/h.

Bài 3. (2,0 điểm) Cho hai đa thức: P(x) = x3 – 2x2 + x – 2;

Q(x) = 2x3 – 4x2 + 3x – 6.
a) Tính P(x) – Q(x).
b) Chứng tỏ rằng x = 2 là nghiệm của cả hai đa thức P(x) và Q(x).

Bài 4. (2,0 điểm) Cho tam giác ABC có D là trung điểm của AC. Trên đoạn BD lấy điểm E sao cho BE = 2ED. Điểm F thuộc tia đối của tia DE sao BF = 2BE. Gọi K là trung điểm của CF và G là giao điểm của EK và AC.

a) Chứng minh G là trọng tâm tam giác EFC.

b) Tính các tỉ số GEGK; GCDC .

Bài 5. (0,5 điểm) Cho tỉ lệ thức ab=cd . Chứng minh rằng a-2bb=c-2dd .

−−−−−−−−− HẾT −−−−−−−−−−

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 02

I. Bảng đáp án trắc nghiệm

1. C

2. B

3. A

4. A

5. D

6. C

7. B

8. C

9. C

10. B

11. A

12. B

II. Hướng dẫn giải trắc nghiệm

Câu 1.

Ta có 1,25:3,45=1,253,45=2569 .

Câu 2.

Ta có 7x = 4y suy ra x4=y7 .

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

x4=y7=y-x7-4=243=8.

Do đó x = 4 . 8 = 32, y = 7 .  8 = 56.

Câu 7.

Ta có: P(x) − G(x) = (6x3 − 3x2 − 2x + 4) − (5x2 − 7x + 9)

= 6x3 − 3x2 − 2x + 4 − 5x2 + 7x − 9

= 6x3 + (−3x2 − 5x2) + (−2x + 7x) + (4 − 9)

= 6x3 − 8x2 + 5x − 5.

Vậy P(x) − G(x) = 6x3 − 8x2 + 5x −5.

Câu 8.

Ta có: (5x − 2)(2x + 1)

= 5x . (2x + 1) + (−2) . (2x + 1)

= 10x2 + 5x − 4x − 2 = 10x2 + x – 2.

Câu 9.

Xét tam giác MNP có N^=65°; P^=55°suy ra N^>P^ .

Mà cạnh MP là cạnh đối của góc N, MN là cạnh đối của góc P.

Vậy MP > MN.

Câu 11.

Ta thấy 15 = 25 – 10.

Do đó, bộ ba độ dài đoạn thẳng 15 cm; 25 cm; 10 cm không thể tạo thành một tam giác.

Câu 12.

G là trọng tâm tam giác MNP nên G là giao điểm của ba đường trung tuyến nên MGMK=23

Mà MG + GK = MK. Do đó GKMK=13 .

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a)

56:x=20:3x=56:320x=5220x=18

Vậy x = 18.

b)

9x-19=539x-1=5.93

9x – 1 = 15

9x = 16

Vậy x=169 .

c) x+1114-x=23

3(x + 11) = 2(14 – x)

3x + 33 = 28 – 2x

3x + 2x = 28 – 33

5x = –5

x = –1

Vậy x = –1.

Bài 2. (1,0 điểm)

Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau.

Gọi v1, t1 là vận tốc và thời gian của xe I; v2, t2 là vận tốc và thời gian của xe II.

Thời gian xe I đi hết đoạn đường AB là:

14 – 8 = 6 (giờ).

Thời gian xe II đi hết đoạn đường AB là:

(14 – 0,5) – 9 = 4,5 (giờ).

Ta có v1v2=t2t1=4,56=34  hay v13=v24 .

vận tốc xe thứ hai lớn hơn vận tốc xe thứ nhất là 20 km/h nên v2 – v1 = 20.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

v13=v24=v2-v14-3=201=20.

Suy ra v1 = 20 . 3 = 60; v2 = 20 . 4 = 80.

Vậy vận tốc của xe thứ nhất là 60 km/h, vận tốc của xe thứ hai là 80 km/h.

Bài 3. (2,0 điểm)

a) Ta có P(x) – Q(x) = (x3 – 2x2 + x – 2) – (2x3 – 4x2 + 3x – 6)

= x3 – 2x2 + x – 22x3 + 4x2 3x + 6

= (x3 2x3) + (4x2 – 2x2) + (x 3x) + (6 – 2)

= – x3 – 2x2 2x + 4.

Vậy P(x) – Q(x) = – x3 – 2x2 2x + 4.

b) Thay x = 2 vào đa thức P(x), ta có:

P(2) = 23 – 2 . 22 + 2 – 2 = 8 – 2 . 4 + 0 = 8 – 8 = 0;

Thay x = 2 vào đa thức Q(x), ta có:

Q(2) = 2 . 23 – 4 . 22 + 3 . 2 – 6 = 2 . 8 – 4 . 4 + 6 – 6

= 1616 + 0 = 0.

Vậy x = 2 là nghiệm của cả hai đa thức P(x) và Q(x).

Bài 4. (2,0 điểm)

a) Ta có BF = 2BE suy ra BE = EF.

Mà BE = 2ED nên EF = 2ED

Suy ra D là trung điểm của EF

Do đó CD là đường trung tuyến của tam giác EFC.

Vì K là trung điểm của CF nên EK là đường trung tuyến của tam giác EFC.

Tam giác EFC có hai đường trung tuyến CD và EK cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của tam giác EFC.

b) Ta có G là trọng tâm của tam giác EFC nên GCDC=23 GE=23EK .

Suy ra GK=13EK nên GE = 2GK.

Do đó GEGK=2 .

Bài 5. (0,5 điểm)

Đặt ab=cd=k suy ra a = bk, c = dk.

Ta có:

a-2bb=bk-2bb=bk-2b=k-2

c-2dd=dk-2dd=dk-2d=k-2

Vậy a-2bb=c-2dd  (đpcm).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Toán lớp 7 Kết nối tri thức - Đề số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Cặp tỉ số nào dưới đây lập thành tỉ lệ thức?

A. 38:52  35:43 ;            

B. 47:29 13:72 ;            

C.  234:512 75:245 ;               

D. 1,2 : 2,4 và 4 : 10.

Câu 2. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

A. x4=y7=3x+4y40 ;                

B. x4=y5=2x-4y12 ;            

C. x5=y7=x+3y28 ;           

D.x5=y6=x+y10 .

Câu 3. Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, khi x = 5 thì y = 15. Hệ số tỉ lệ k của y đối với x là

A. 3;

B. 75;

C. 13 ;

D. 10.

Câu 4. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = −3 thì y = 8.  Hệ số tỉ lệ là

A. −3;

B. 8;

C. 24;

D. −24.

Câu 5. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

A. 3x2yz + 2.              

B. 3xy3z ;    

C. 4x2 – 2x;

D. xy – 7.

Câu 6. x=43  là nghiệm của đa thức nào trong các đa thức sau đây?

A. 3x – 4;

B. 3x + 4;

C. 4x – 3;

D. 4x + 3.

Câu 7. Kết quả của phép tính (5x3 + 2x + 1) + (3x2 – 4x +1) là  

A. 5x3+ 3x2 – 2x + 2;

B. 5x3 – 3x2 – 2x + 2;

C. 5x3+ 3x2 + 2x + 2;

D. 5x3 – 3x2 – 2x + 2.

Câu 8. Tính (x – 1) . (2x– x + 3) = ?

A. x3 + 2x2 + 4x – 3;

B. –x3 – 2x2 + 2x + 3;

C. x3 – 2x2 + 4x – 3;

D. x3 + 2x2 4x – 3.

Câu 9. Cho tam giác ABC có BC < AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. A^<C^ ;

B. A^<B^ ;

C. C^<B^ ;

D. B^<C^ .

Câu 10. Trong tam giác ABC có chiều cao AH. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nếu BH < HC thì AB < AC;

B. Nếu AB < AC thì BH < HC;

C. Nếu BH = HC thì AB = AC;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11. Cho tam giác ABC biết AB = 1 cm, BC = 9 cm và cạnh AC là một số nguyên. Chu vi tam giác ABC là:

A. 17 cm;

B. 18 cm;

C. 19 cm;

D. 16 cm.

Câu 12. Chọn khẳng định đúng.

A. Điểm đồng quy của ba đường trung tuyến cách mỗi đỉnh của tam giác một khoảng bằng 13 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy;

B. Điểm đồng quy của ba đường trung tuyến cách mỗi đỉnh của tam giác một khoảng bằng 25 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy;

C. Điểm đồng quy của ba đường trung tuyến cách mỗi đỉnh của tam giác một khoảng bằng 23 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy;

D. Điểm đồng quy của ba đường trung tuyến cách mỗi đỉnh của tam giác một khoảng bằng 27 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a) 3,515=-2x ;

b) -15:125=-27:x ;

c) x212=493 .

Bài 2. (1,0 điểm) Ba lớp tham gia trồng cây trong vườn trường: x5=215 số cây trồng được của lớp 7A bằng x5=215 số cây trồng được của lớp 7B và bằng x5=215 số cây trồng được của lớp 7C. Biết số cây trồng được của lớp 7C nhiều hơn số cây trồng được của lớp 7A là 28 cây, tính số cây trồng được của mỗi lớp?

Bài 3. (2,0 điểm) Cho hai đa thức: f(x) = x2 – 2x – 5x5 + 7x3 + 12;

                                                         g(x) = x3 – 4x4 + 7x2 + 8x – 9.

a) Sắp xếp các đa thức theo luỹ thừa giảm của biến.

b) Tính f(x) + g(x); f(x) – g(x).

Bài 4. (2,0 điểm) Cho tam giác ABC. Trên cạnh BC lấy điểm G sao cho BG = 2GC. Vẽ điểm D sao cho C là trung điểm của AD. Gọi E là trung điểm của BD. Chứng minh:

a) Ba điểm A, G, E thẳng hàng.

b) Đường thẳng DG đi qua trung điểm của AB.

Bài 5. (0,5 điểm) Tìm a, b, c biết: 12a=23b=34c và a – b = 15.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học ...

Môn: Toán 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 12 Toán lớp 7 Kết nối tri thức - Đề số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Cho . Số vào ô trống để được tỉ lệ thức đúng là

A. 4;            

B. −4;         

C. 2;            

D. 8.

Câu 2. Cho x3=y6  và 4x – y = 42. Khi đó, giá trị của x, y là

A. x = 21, y = 42;                

B. x = 42, y = 21;            

C. x = −21, y = −42;           

D. x = −42, y = −21.

Câu 3. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

A. 2x – 5;

B. 15x2 – x;

C. 2x2yz2;

D. –10x + 15y. 

Câu 4. Hạng tử tự do của biểu thức K(x) = x5 – 4x3 + 2x – 7 là:

A. 2

B. 4;

C. 3;

D. 7.

Câu 5. Kết quả của phép nhân (3x2 + 1)(2x – 5) là đa thức nào trong các đa thức sau?

A. 6x3 + 10x2 2x − 5;   

B. 6x3 + 10x2 2x + 5;   

C. 6x3 – 10x2 + 2x − 5;

D. 6x3 – 4x2 + 2x + 5.

Câu 6. Cho hình vuông ABCD, khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Đỉnh B cách đều hai điểm A và C;

B. Đỉnh D cách đều hai điểm A và C;

C. Đỉnh A cách đều hai điểm C và B;

D. Đỉnh C cách đều hai điểm D và B.

Câu 7. Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D nằm giữa A và B (D không trùng với các đỉnh của tam giác ABC). Chọn đáp án đúng nhất.

A. DC > AC > BC;

B. BC > AC > CD;

C. AC > CD > BC;

D. AC < CD < CB.

Câu 8. Một tam giác cân có độ dài hai cạnh 3,9 cm và 7,9 cm. Chu vi của tam giác này là

A. 15,5 cm;

B. 17,8 cm;

C. 19,7 cm;

D. 20,9 cm.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm) Tìm số hữu tỉ x trong các tỉ lệ thức sau:

a) 253:x=2:9 ;

b) 0,5:2 = 3: (2x+7);

c) 12x-5=67 .

Bài 2. (1,0 điểm) Ba bạn An, Hồng và Liên hái được 75 bông hoa để trang trí trại của lớp. Số hoa của An, Hồng và Liên hái được tỉ lệ với các số 4, 5, 6. Tính số hoa mà mỗi bạn đã hái được?

Bài 3. (3,0 điểm) Cho đa thức: M(x) = 6x3 + 2x4 – x2 + 3x2 – 2x3 – x4 + 1 – 4x3.

a) Thu gọn, sắp xếp các hạng tử của đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến.

b) Cho đa thức N(x) = 5x4 + x3 + 3x23. Tính M(x) + N(x); M(x) – N(x).

c) Chứng tỏ rằng đa thức M(x) không có nghiệm.

Bài 4. (2,0 điểm) Cho tam giác ABC đều có ba đường trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại G. Chứng minh:

a) AD = BE = CF.

b) GA = GB = GC.

Bài 5. (0,5 điểm) Cho tỉ lệ thức ab=bc=cd . Chứng minh rằng a+b+cb+c+d3=ad .

Để xem trọn bộ Đề thi Toán 7 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, có lời giải chi tiết:

Đề thi Giữa Học kì 2 Tin học lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Văn lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Anh lớp 7 Global Success (10 đề có đáp án + ma trận) | Kết nối tri thức

Đề thi Giữa Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

Đề thi Giữa Học kì 2 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức (10 đề có đáp án + ma trận)

1 17341 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: