Giáo án Vật lí 10 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024): Định luật 1 Newton

Với Giáo án Bài 14: Định luật 1 Newton Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Vật lí 10 Bài 14.

1 1,573 06/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Định luật 1 Newton (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết lực không phải là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của vật.

- Phát biểu được định luật 1 Newton.

- Nhận biết được quán tính là một tính chất của các vật, thể hiện xu hướng bảo toàn vận tốc (cả về hướng và độ lớn) ngay cả khi không có lực tác dụng vào vật.

- Nêu được ví dụ về quán tính trong một số hiện tượng thực tế, trong đó một số trường hợp quán tính có lợi, một só trường hợp quán tính có hại.

- Viết và trình được đề tài quán tính trong các vụ tai nạn giao thông và cách phòng tránh.

2. Năng lực

Năng lực Vật lí:

- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí: Phát hiện ra các hiện tượng liên quan đến định luật I Newton và quán tính.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Học sinh phát hiện hiện tượng liên quan quán tính trong cuộc sống và giải thích hiện tượng.

3. Về phẩm chất

- Góp phần phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ - bài tập.

- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: Chấp hành tốt và tuyên truyền cho gia đình không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Chuẩn bị một số hình ảnh về các nhà vật lý, hình ảnh hoặc video liên quan đến thí nghiệm Galile và quán tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về định luật 1 Niu-tơn.

a. Mục tiêu:

- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh về nguyên nhân duy trì chuyển động.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt vấn đề: Để quyển sách trên bàn chuyển động với vận tốc v ta phải tác dụng vào quyển sách một lực. Khi ta ngừng tác dụng lực thì quyển sách dừng lại. Vậy một vật muốn duy trì chuyển động thì cần phải có lực tác dụng vào nó hay không?

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

- Báo cáo thảo luận: Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Kết luận và nhận định: Khi ta ngừng tác dụng lực thì quyển sách dừng lại. Nhiều hiện tượng tương tự như vậy trong thực tế dễ làm nảy sinh ý nghĩ cho rằng: muốn cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải cho vật khác tác dụng lên nó. Quan điểm này được nhà triết học cổ đại A-ri-xtot (384 - 322 TCN) khẳng định và truyền bá, đã thống trị nhiều thế kỉ. Thực tế có phải như vậy không? Nêu ví dụ khác: Ta ngừng đạp xe tại sao xe vẫn còn chuyển động?

Muốn biết điều đó hôm nay chúng ta học bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu thí nghiệm của Galile

a. Mục tiêu:

- Mô tả được thí nghiệm Galile về lực và chuyển động.

- Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa lực và chuyển động

- Vận dụng kiến thức cuộc sống và kiến thức đã học giải thích được thí nghiệm Galile.

b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của học sinh.

HS nhận biết được:

I. Lực và chuyển động.

- Khi hạ thấp độ nghiêng của máng 2, hòn bi lăn trên máng 2 được một đoạn dài hơn.

- Hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu là vì có ma sát.

- Không có ma sát và nếu máng nghiêng 2 nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn mãi mãi với vận tốc không đổi.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời phiếu số 1

Phiếu học tập số 1

Câu 1. Thả hòn bi từ độ cao h1 ở máng 1. So sánh độ cao h2 mà bi đạt được khi lên máng 2 ở h1 ? Giải thích ?

Câu 2. Nếu giảm bớt góc nghiêng a của máng hai. So sánh quảng đường đi được trong trường hợp này với trường hợp đầu?

Câu 3. Nếu để máng hai nằm ngang a = 0 thì quãng đường bi lăn được trên máng hai so với các trường hợp trên như thế nào?

Câu 4. Nếu bỏ qua ma sát thì hòn bi sẽ chịu tác dụng của những lực nào? Có nhận xét gì về lực tổng hợp tác dụng lên vật? Lúc này bi sẽ lăn như thế nào?

Câu 5. Nếu bỏ qua ma sát thì chính xác là hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi. Vậy qua thí nghiệm này ta rút ra nhận xét gì ?

- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh tổ chức thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập.

- Báo cáo và thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả và thảo luận các nhóm.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 9 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 14 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Vật lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 15: Định luật 2 Newton

Giáo án Bài 16: Định luật 3 Newton

Giáo án Bài 17: Trọng lực và lực căng

Giáo án Bài 18: Lực ma sát

Giáo án Bài 19: Lực cản và lực nâng

1 1,573 06/01/2024
Mua tài liệu