Giáo án Tri thức ngữ văn trang 9 (Kết nối tri thức) Ngữ văn 9

Với Giáo án Tri thức ngữ văn trang 9 Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Tri thức ngữ văn trang 9.

1 379 04/06/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức): Tri thức ngữ văn trang 9

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được thể loại truyện truyền kì.

- Xác định và phân tích được các đặc điểm của thể loại truyện truyền kì: Cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ…

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được nội dung, ý nghĩa của điển tích điển cố.

- Nhận diện và phân tích sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

- Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng:

- Năng lực nhận biết, phân tích được thể loại truyện.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em biết gì về điển cố, điển tích? Hãy chia sẻ những câu chuyện đó tới bạn bè của mình.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Thế giới kì ảo, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

-> Ghi lên bảng

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: Không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính….

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Truyện truyền kì là gì?

+ Chỉ ra các đặc điểm của truyện truyền kì?

+ Điển cố, điển tích là gì?

+ Trình bày sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

1. Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Truyện truyền kì thuộc bộ phận văn học viết, tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo, các tác giả cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. Trong mỗi truyện truyền kì, yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua những chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

- Cốt truyện: Truyện truyền kì có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. Cốt truyện của truyện truyền kì được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.

- Nhân vật: Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: Thần tiên, người trần và yêu quái. Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên...

- Không gian và thời gian: Không gian trong truyện truyền kì thường có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liền thông với nhau. Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì. Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn.

- Ngôn ngữ: Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

................................

................................

................................

1 379 04/06/2024
Mua tài liệu