Giáo án Ngọc nữ về tay chân chủ (Kết nối tri thức) Ngữ văn 9

Với Giáo án Ngọc nữ về tay chân chủ Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 9 Ngọc nữ về tay chân chủ.

1 307 04/06/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức): Ngọc nữ về tay chân chủ

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập nội dung kiến thức Bài 1: Thế giới kì ảo.

- HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Ngọc nữ về tay chân chủ

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản truyện lịch sử.

- Vận dụng các kiến thức đã học về truyện lịch sử để thực hành đọc văn bản: Minh sư.

3. Về phẩm chất

- Trân trọng những giá trị tốt đẹp về truyền thống.

- Yêu thương, trân trọng con người và thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản truyện có sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Thực hành đọc: Ngọc nữ về tay chân chủ

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chính về văn bản Ngọc nữ về tay chân chủ

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản, vận dụng các kiến thức về truyện truyền kì để tìm hiểu văn bản.

1. Những đặc điểm của cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật của một truyện truyền kì.

2. Những tình huống truyện li kì kết hợp với các chi tiết đậm chất hoang đường tạo nên sự biến hóa bất ngờ, hấp dẫn của truyện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc văn bản và tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi gợi ý.

Bước 3: Báo cáo, trao đổi kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả

- GV nhận xét, tổng kết, chuẩn kiến thức.

1. Những đặc điểm của cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật của một truyện truyền kì.

- Đặc điểm cốt truyện: Mô phỏng cốt truyện dân gian, được tổ chức theo chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính.

- Nhân vật: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Tỳ, Sơn thần, Thủy thần,

- Không gian: Có sự pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên.

- Thời gian: Cõi tiên nơi mọi thứ không biến đổi, không giới hạn.

- Lời người kể chuyện: Ngôi thứ ba, điểm nhìn toàn tri.

- Lời nhân vật của một truyện truyền kì: Sử dụng nhiều điển cố, điển tích

2. Những tình huống truyện li kì kết hợp với các chi tiết đậm chất hoang đường tạo nên sự biến hóa bất ngờ, hấp dẫn của truyện.

- Tình huống truyện: Ngọc Hoàng kén rể, Sơn thần và Thủy thần đến thể hiện tài năng.

+ Sơn thần: “xua tay lên quãng không, chỉ vào cung tuyết lập tức biến thành gò núi” …

+ Thủy thần: “thè lưỡi như phù bỗng vạn ngõ vàn cửa biến thành biển” …

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về Bài 1. Câu chuyện của lịch sử.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS: Trình bày suy nghĩ của em về một câu chuyện có yếu tố kì ảo mà em yêu thích nhất đã được học trong Bài 1 (HS trình bày ngắn gọn).

- HS thực hiện yêu cầu.

- GV mời 2 – 3 bạn đọc bài.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Từ nội dung Bài 1. Thế giới kì ảo, em có suy nghĩ gì về những hiện tượng tự nhiên kì ảo xung quanh chúng ta?

- HS trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

................................

................................

................................

1 307 04/06/2024
Mua tài liệu