Giáo án Tin học 8 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024): Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức

Với Giáo án Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức Tin học lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tin học 8 Bài 5.

1 396 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 5: SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI, TUYỆT ĐỐI TRONG CÔNG THỨC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.

- Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.

- Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Tin học 8.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phòng thực hành tin học.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu tình huống SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu ra tình huống:

Hình 1 là bảng tính tiền công theo ca làm của một tổ sản xuất được lập bằng Excel. Em hãy trao đổi với bạn để lập công thức tính:

Hình 1. Bảng tính tiền công theo caTài liệu VietJack

- Tổng số ca của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô tính E5:E9 ta vẫn được kết quả đúng.

Tổng số ca = Số ca ngày + Số ca đêm.

- Tiền công của người đầu tiên sao cho khi sao chép đến tất cả các ô tính trong khối ô

tính F5:F9 ta vẫn được kết quả đúng.

Tiền công = Tổng số ca Số tiền/1 ca (tại ô tính F2)

- GV có thể gợi ý cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 về sử dụng địa chỉ ô tính

trong công thức để HS đề xuất công thức tính Tổng số ca, Tiền công.

- GV đặt câu hỏi:

+ Khi sao chép công thức ở ô tính E4 đến khối ô tính E5:F9 thì công thức trong các ô tính này là gì? Chúng có cho kết quả đúng không? Tại sao?

+ Khi sao chép công thức ở ô tính F4 đến khối ô tính F5:F9 thì công thức trong các ô tính này là gì? Chúng có cho kết quả đúng không? Làm thế nào để khi sao chép các công thức ở các ô tính trong khối ô tính F5:F9 vẫn cho kết quả đúng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lập được công thức tính Tổng số ca ở ô tính E4 là = C4+D4, công thức tính

Tiền công ở ô tính F4 là =E4*F2.

- HS nhận thấy được khi sao chép công thức ở ô tính E4 thì các công thức trong khối

ô tính E5:E9 vẫn cho kết quả đúng; khi sao chép công thức ở ô tính F4 thì các công thức trong khối ô tính FS:F9 cho kết quả sai. Từ đó HS có cái nhìn khái quát về địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong thực tế, có rất nhiều các công việc tính toán phức tạp mà chúng ta cần phải nhờ vào sự trợ giúp của bảng tính để có thể đơn giản hóa các quá trình tính toán, dễ nhìn, dễ hiểu hơn. Vậy sử dụng bảng tính như thế nào cho hiệu quả, hôm nay chúng ta cùng đi vào bài học Bài 5: Sử dụng địa chỉ tương đối, tuyệt đối trong công thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Địa chỉ tương đối

a. Mục tiêu:

- Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK,

- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, trả lời câu hỏi gợi ý của GV, giải thích được một cách rõ ràng lí do khi sao chép công thức từ ô tính E4 thì các công thức trong các ô tính trong khối ô tính E5:E9 vẫn cho kết quả đúng.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

- Thế nào là địa chỉ tương đối?

- Khi sao chép công thức thì địa chỉ tương đối trong công thức sẽ thay đối như thế nào?

- Khi sao chép công thức từ ô tính E4 đến ô tính E5 thì địa chỉ cột, địa chỉ hàng của ô tính chứa công thức có thay đổi không? Địa chỉ cột, địa chỉ hàng của ô tính trong công thức có thay đối không? Tại sao? Việc thay đối địa chỉ này có đảm bảo công thức ở ô tính E5 vẫn tính đúng Tổng số ca cho người thứ hai không? Tại sao?

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, áp dụng các lưu ý về địa chỉ tương đối để trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 21.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các lưu ý về việc sử dụng thiết bị số

- HS trả lời các câu hỏi được nêu trong hoạt động “Làm” SGK - tr 21 và giải thích.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

1. Địa chỉ tương đối.

- Địa chỉ ô tính (bao gồm địa chỉ cột, địa chỉ hàng) có thể thay đổi khi sao chép công thức gọi là địa chỉ tương đối.

- Khi sao chép công thức thì địa chỉ tương đối trong công thức sẽ thay đối theo sự thay đổi của địa chỉ ô tính chứa công thức.

- Khi sao chép công thức tại ô tính E4 đến ô tính E5, địa chỉ cột của ô tính chứa công thức không đổi (vẫn là cột E), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5). Cụ thể, địa chỉ cột của các ô tính trong công thức không thay đổi (vẫn là cột C, D), địa chỉ hàng tăng lên 1 (từ 4 thành 5).

Do đó, công thức tại ô tính E4 là =C4+D4, khi sao chép đến ô tính E5 sẽ thành =C5+D5. Sự thay đổi tương ứng này đảm bảo Tổng số ca luôn được tính bằng Số ca ngày cộng với Số ca đêm tại hai ô tính ở vị trí bên trái, liền kể với ô tính chứa công thức.

Hoạt động Làm:

- Công thức tính tổng cộng số ca ngày tại ô C10: =SUM(C4:C9)

- Khi sao chép đến ô D10 thì:

Địa chỉ cột của ô tính trong công thức thay đổi từ C thành D vì công thức đang tính tổng số ca đêm ở cột D.

Địa chỉ hàng không đổi vì sự thay đổi này đảm bảo tính tổng các giá trị từ ô D4 đến D9.

2. Hoạt động 2: Địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối

a. Mục tiêu:

- Nêu được thế nào là địa chỉ hỗn hợp, địa chỉ tuyệt đối.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tin 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 396 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: