Giáo án Tin học 8 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024): Sử dụng công nghệ kỹ thuật số

Với Giáo án Bài 4: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số Tin học lớp 8 sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Tin học 8 Bài 4.

1 368 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 4: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT SỐ (1 Tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật, thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

- Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hoá và không vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.

- Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.

3. Phẩm chất

- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.

- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Tin học 8.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phòng thực hành tin học.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, nêu một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề về tính hai mặt của việc sử dụng thiết bị số: sự phổ dụng, tiện ích của thiết bị số (ví dụ như điện thoại thông minh) mang lại lợi ích cho người sử dụng; tuy nhiên việc lạm dụng, sử dụng chúng vào những mục đích sai trái đặt ra những vấn đề về văn hoá, đạo đức và pháp luật.

- GV chia lớp thành hai nhóm, một nhóm nêu ví dụ cho thấy những lợi ích, nhóm còn lại nêu ví dụ về những vấn đề phát sinh khi sử dụng điện thoại thông minh.

- Trên cơ sở phát biểu, thảo luận của HS, GV dẫn dắt vào vấn đề văn hoá, đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật khi sử dụng thiết bị số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS có thể nêu một số lợi ích của việc sử dụng điện thoại:

+ Liên lạc nhanh chóng và trực quan.

+ Thanh toán tiện lợi.

+ Học tập và làm việc từ xa hiệu quả

+Cập nhật thông tin kịp thời.

+ Thư giãn với nhiều lựa chọn giải trí

+ Định vị chính xác.

+ Lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ

+ …

- HS thể nêu một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh.

+ Chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được cho phép

+ Sử dụng điện thoại thông minh để hỏi đáp án trong giờ kiểm tra

+ Bạo lực ngôn ngữ trên mạng

+ …

- HS phát biểu, thảo luận sôi nổi, hào hứng tìm hiểu kiến thức mới.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số quy định sử dụng thiết bị số, văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số cũng như cách đảm bảo vấn đề bản quyền với sản phẩm số – Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số quy đinh về sử dụng thiết bị số

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và giải thích được một số tình huống vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK,

- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, trình bày tóm tắt bốn lưu ý về sử dụng thiết bị số trong SGK (có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy)

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, áp dụng các lưu ý về sử dụng thiết bị số để nhận biết và giải thích mỗi tình huống được nêu trong hoạt động “Làm” SGK – tr17 là vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các lưu ý về việc sử dụng thiết bị số

- HS xác định mỗi tình huống ở hoạt động “Làm” SGK – tr17 là vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật và giải thích được lí do.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

1. Một số quy định về sử dụng thiết bị số

- Quy định về sử dụng thiết bị số:

+ Tự ý thu âm, chụp ảnh, quay phim và sử dụng nội dung ghi được gây hậu quả cho tổ chức, cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật.

+ Không sử dụng tai nghe, điện thoại di động khi đang lái xe.

+ Học sinh không sử dụng các thiết bị kĩ thuật số trong giờ học khi chưa được phép của giáo viên

Hoạt động Làm:

Tình huống

Vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật

Lí do

a) Phong chụp ảnh Lan đang đùa nghịch với tư thế không đẹp mắt. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội làm Lan xấu hổ và không dám đến trường.

Vi phạm pháp luật

Tự ý chụp ảnh và sử dụng hình ảnh chụp được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân

Khách du lịch tự ý quay phim khu vực cửa khẩu có biển cấm quay phim, chụp ảnh

Vi phạm pháp luật

Chụp ảnh nơi liên quan đến bí mật của nhà nước.

Một bạn học sinh vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại

Vi phạm pháp luật (nếu dùng tay cầm điện thoại để nghe hoặc dùng tai nghe để nghe điện thoại)

Người đi xe đạp không được dùng tai nghe, không được dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang chạy xe.

Một bạn học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp

Vi phạm pháp luật

HS không được sử dụng điện thoại thông minh khi đang học tập trên lớp mà chưa được giáo viên cho phép

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Tin 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 368 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: