Giáo án Sinh học 11 Bài 8 (Cánh diều 2024): Tuần hoàn ở động vật
Với Giáo án Bài 8: Tuần hoàn ở động vật Sinh học lớp 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 8.
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái quát hệ tuần hoàn trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.
- Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
- Dựa vào hình ảnh, sơ đồ mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch. Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch.
- Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.
- Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn.
- Kể được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn. Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.
- Phân tích được tác hại của việc làm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch. Đánh giá được ý nghĩa của việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
- Thực hành: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo. Xác định nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
- Thực hành: Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm đến hoạt động của tim; tìm hiểu được tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về trao đổi khí ở động vật; chủ động thu thập thông tin về tuần hoàn, tìm ra mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của tim và của mạch máu, chủ động thu thập thông tin bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn qua tài liệu, internet, hỏi cán bộ y tế.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung tuần hoàn, gặp cán bộ y tế để tìm hiểu các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung tuần hoàn.
- Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về tuần hoàn để đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh tuần hoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được khái quát hệ tuần hoàn trong cơ thể động vật; Nêu được một số dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn ở động vật; Trình bày được cấu tạo, hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim; Dựa vào hình ảnh, sơ đồ mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch; Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch; Thực hành: Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Giải thích được khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim; Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch; Kể được các bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn; Tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm đến hoạt động của tim; Tìm hiểu được tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với hệ tuần hoàn; Trình bày được một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch; Phân tích được tác hại của việc làm dụng rượu, bia đối với sức khỏe con người, đặc biệt là hệ tim mạch; Thực hành: Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo; Xác định nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến hệ tuần hoàn.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, tìm hiểu bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống lạm dụng rượu, bia.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Tranh ảnh các hình 8.1 – 8.4 SGK.
- Dụng cụ: Máy đo huyết áp, ống nghe tim phổi, đồng hồ bấm giây, khay mổ, kéo mũi thẳng, kéo mũi cong, dao mổ, panh, kim hủy tủy, kim găm, móc thủy tinh, bông, cuộn chỉ, cốc đựng rác, khăn vải, điện cực kích thích thần kinh cường độ 3 – 6 mA.
- Hóa chất: NaCl 0,65% (dung dịch sinh lí của động vật biến nhiệt), adrenaline 1mg/mL.
- Video về cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
https://www.youtube.com/watch?v=9IcRIu9trwM
‑ Video hướng dẫn thực hành thí nghiệm:
+ Tính tự động của tim; ảnh hưởng của thần kinh đối giao cảm, thần kinh giao cảm và adrenaline đến hoạt động của tim:
‑ Phiếu học tập số 1: Các dạng hệ tuần hoàn
‑ Phiếu học tập số 2: Cấu tạo và hoạt động của tim.
‑ Phiếu học tập số 3: Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch
‑ Phiếu học tập số 4: Điều hòa hoạt động tim mạch.
2. Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- Chuẩn bị các mẫu vật, hóa chất, dụng cụ theo hướng dẫn SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Hệ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể động vật? Nêu tên những cơ quan chính cấu tạo nên hệ cơ quan đó ở người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
- Hệ tuần hoàn gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các cơ quan trong hệ tuần hoàn hoạt động như thế nào để thực hiện chức năng vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể động vật? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 8. Tuần hoàn ở động vật.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái quát hệ tuần hoàn
a) Mục tiêu: Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật; Nêu được các dạng hệ tuần hoàn và dựa vào hình ảnh, sơ đồ phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm theo trạm, đọc thông tin mục I SGK, quan sát và phân tích hình 8.1, 8.2 thực hiện nhiệm vụ ở từng trạm, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 1.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 11 Global success (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo