Giáo án Sinh học 11 Bài 10 (Cánh diều 2024): Bài tiết và cân bằng nội môi

Với Giáo án Bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi Sinh học lớp 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 11 Bài 10.

1 318 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 10. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.

- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.

- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận.

- Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.

- Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động.

- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi. Giải thích được các kết quả xét nghiệm.

- Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi. Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về bài tiết và cân bằng nội môi, tự trả lời các câu hỏi ở hộp Dừng lại và suy ngẫm.

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung bài tiết và cân bằng nội môi.

- Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức về bài tiết và cân bằng nội môi đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh thận; Giải thích được các kết quả xét nghiệm.

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết; Nêu được các khái niệm: nội môi, cân bằng động; Kể tên được một số cơ quan tham gia điều hòa cân bằng nội môi.

- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi; Dựa vào sơ đồ, giải thích được cơ chế chung điều hòa nội môi.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận; Vận dụng được kiến thức bài tiết để phòng và chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết; Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài tiết và cân bằng nội môi.

- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm về bài tiết và cân bằng nội môi…), có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng chống bệnh thận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Hình 10.1 – 10.6 SGK.

- Video về vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi:

https://www.youtube.com/watch?v=CYh62uks848

- Phiếu học tập số 1: Vai trò của của thận trong bài tiết.

- Phiếu học tập số 2: Vai trò của của thận trong cân bằng nội môi.

2. Đối với học sinh

- SHS sinh học 11 Cánh diều.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.

c) Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Bảng 10.1 thể hiện kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu lúc đói của một người phụ nữ 30 tuổi.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, dự đoán người này bị bệnh gì?

Bảng 10.1 Kết quả xét nghiệm một số chỉ số máu

Chỉ số

Kết quả

Giá trị bình thường

Glucose (mmol/L)

7,4

4,1 – 5,6

(Bộ y tế, 2020)

Uric acid (mg/mL)

4,6

Nam: 2,5 – 7,0

Nữ: 1,5 – 6,0

(American College of Rheumatology – ACR, 2020)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

- Người phụ nữ bị bệnh đái tháo đường do hàm lượng đường trong máu cao vượt mức bình thường.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên, đường sẽ bị thải ra qua nước tiểu nên gọi là bệnh đái tháo đường. Vậy cơ chế bài tiết nước tiểu là gì? Điều gì giúp cơ thể có khả năng điều hòa hàm lượng đường trong máu dao động từ 4,1 – 5,6? Vì sao người phụ nữ trên không tự điều hòa được hàm lượng đường trong máu? Để trả lời các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi.”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của bài tiết

a) Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.

b) Nội dung: HS làm nhóm (mỗi nhóm 3 – 4 HS) đọc thông tin SGK, dựa vào kiến thức đã học ở THCS, thảo luận trả lời câu hỏi 1 trang 68 SGK.

c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về khái niệm và vai trò của bài tiết.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 318 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: