Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 (Cánh diều 2024): Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Với Giáo án Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam Lịch sử lớp 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Lịch sử 10 Bài 13.

1 1118 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 10 Bài 13 (Cánh diều): Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

– Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa.

– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước,...

– Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, hợp tác có hiệu quả với các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b. Năng lực lịch sử

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ…nêu được cơ sở hình thành văn minh Chăm – pa, văn minh Phù Nam; những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Chăm – pa, văn minh Phù Nam.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh rút ra được ý nghĩa của văn minh Chăm – pa, Phù Nam, so sánh được những điểm giống nhau giữa các nền văn minh cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng: Chỉ ra được một số giá trị của văn minh Chăm – pa, Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay; Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Chăm – pa, Phù Nam.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Trân trọng giá trị của văn minh Chăm – pa, Phù Nam, tự hào về truyền thống dân tộc

- Trách nhiệm:

+ Hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm

+ Có trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh Chăm – pa, Phù Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Kế hoạch bài dạy và bài trình chiếu Powerpoint

- Phiếu học tập

2. Học sinh: SGK, SBT

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS đoán được tên quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam thông qua hình ảnh và bài hát

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh, video; HS quan sát hình ảnh, video, trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trình chiếu một số hình ảnh và bài hát liên quan đến hai quốc gia cổ đại Chăm – pa và Phù Nam (khu di tích thánh địa Mĩ Sơn, tượng thần Brama, tượng thần Visnu, kết hợp với các bài hát: Ngược dòng Phù Nam , Chăm – pa huyền thoại) nêu câu hỏi: Những hình ảnh, bài hát trên gợi cho em liên tưởng đến các quốc gia cổ đại nào trên đất nước Việt Nam? Giớ thiệu một số hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời:

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Cùng với văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Chăm – pa và Phù Nam là hai nền văn minh cổ đại tiêu biểu được hình thành ở khu vực miền Trung và miền Nam của nước ta hiện nay. Đây là hai nền văn minh rực rỡ và độc đáo, góp phần tạo nên sự phát triển và đa dạng trong lịch sử - văn hóa Việt Nam. Ngoài những câu hát, hình ảnh quen thuộc mà các em vừa quan sát trên, bài học hôm nay còn giúp chúng ta hiểu thêm gì về hai quốc gia này nữa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở hình thành văn minh Chăm -pa

a. Mục tiêu: Nêu được cơ sở hình thành văn minh Cham - pa: điều kiện tự nhiên, cơ sở xã hội

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, nêu câu hỏi ; HS thảo luận cặp đôi/ làm việc cá nhân, đọc nội dung thông tin mục 1, tr.88 – 89, kết hợp với thông tin hỗ trợ của GV, thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở cơ sở hình thành nền văn minh Chăm - pa

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cặp đôi

+ GV trình chiếu lược đồ Vương quốc Chăm – pa đến thế kỉ X, khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, một số cảng biển: Đại Chiêm, Thị Nại…

+ GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, lược đồ, kết hợp thông tin trong SGK tr.58, 59, thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

1. Khái quát đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Vương quốc cổ Chăm - pa.

2. Theo em, điều kiện tự nhiên đó tạo ra thuận lợi gì cho sự phát triển của văn minh cổ đại Chăm – pa?

* Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân

GV nêu câu hỏi, HS trả lời (cá nhân)

1. Chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm – pa là tộc người nào?

2. Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm - pa?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS đọc thông tin SGK tr.58 - 59, thảo luận cặp đôi/ làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV mời đại diện 1 - 2 cặp HS trả lời câu hỏi trên bảng (kết hợp với lược đồ, tranh ảnh GV cung cấp)

+ GV mời đại diện cặp HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ GV mở rộng:

Tài nguyên lâm thổ sản ở Chăm – pa: Cư dân cổ Chăm – pa lưu truyền rằng: Nữ thần Pô I – nư Na – ga (bà mẹ xứ sở) đã sinh ra đất, lúa gạo và gỗ trầm hương.

Trầm hương là loại gỗ quý, là tặng vật của nữ thần ban cho dân Chăm, có giá trị cao hơn vàng. Người Chăm xưa thường dùng trầm hương đốt trong những bình được làm bằng vàng để dâng cúng các vị thần. Trầm hương cũng là sản phẩm được các vua Chăm – pa dùng làm cống phẩm trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Đại Việt, Gia – va (nay là In – đô – nê – xi – a).

GV nhấn mạnh: văn minh Chăm – pa còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Thông qua hoạt động buôn bán và tầng lớp thương nhân, chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình Nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm – pa. Sự tiếp thu có chọn lọc của văn minh Ấn Độ góp phần đưa nền văn minh Chăm – pa phát triển rực rỡ.

1. Văn minh Chăm - pa

a. Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Nằm trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển đảo.

- Địa hình:

+ Khu vực cao nguyên đan xen những đồng bằng nhỏ hẹp, màu mỡ ven sông Thu Bồn → thuận lợi cho định cư và canh tác nông nghiệp

+ Đường bờ biển dài, nhiều vịnh, cảng tốt →thuận lợi buôn bán và tiếp nhận luồng di cư, tiếp xúc, giao lưu văn hóa từ bên ngoài.

- Có nhiều nguồn lợi: lâm thổ sản, khoáng sản

* Dân cư

- Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa và bộ tộc Cau, gọi chung là người Chăm

- Đặc điểm: là cư dân bản địa sống lâu đời ở vùng duyên hải và cao nguyên miền Trung, theo chế độ mẫu hệ

- Bên cạnh đó có một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo di cư đến, kết hợp với người Chăm, tạo nên nền văn minh Chăm – pa.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và Nhà nước của văn minh Chăm -pa

a. Mục tiêu: Nêu được thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và Nhà nước của văn minh Chăm -pa.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. HS thảo luận theo bàn, hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS

.......................................

.......................................

.......................................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 1118 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: