Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 Cánh diều

Với Giáo án PPT Thông tin giữa các tế bào Sinh học 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Thông tin giữa các tế bào.

1 606 08/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 10 Cánh diều bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Thông tin giữa các tế bào | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

i liệu có 23 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Thông tin giữa các tế bào Sinh học 10 Cánh diều.

Giáo án Sinh học 10 Bài 12 (Cánh diều): Thông tin tế bào (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng;

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào;

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

1.2 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm thông tin giữa các tế bào.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các giai đoạn trong quá trình truyền tin giữa các tế bào.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về khái niệm và quá trình truyền tin trong tế bào.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận về các giai đoạn trong quá trình truyền tin giữa các tế bào.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Hình ảnh về:

+ Tế bào nấm men thông tin và kết cặp trong sinh sản.

+ Quá trình truyền tin cận tiết và nội tiết.

+ Các giai đoạn của quá trình truyền tin giữa các tế bào.

+ Thụ thể đặc hiệu giúp tế bào đích tiếp nhận tín hiệu.

+ Quá trình truyền thông tin qua thụ thể bên trong tế bào.

- Các phiếu học tập.

- Đoạn video https://vnexpress.net/meo-rinh-bat-chuot-chuyen-nghiep-khien-nguoi-xem-te-ngua-3980474.html có thể thay thế bằng H12.1

2. Học sinh

- Sách giáo khoa.

- Đáp án phiếu học tập theo nhóm.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Học sinh xác định được có tồn tại quá trình tiếp nhận và truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.

- Tạo tâm thế hứng thú để bắt đầu tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- Học sinh xem video quá trình “mèo rình chuột”; hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên để nhận biết sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan trong cơ thể để trả lời kích thích của môi trường.

c) Sản phẩm:

- Mèo nhận biết sự có mặt của chuột qua giác quan (mắt, mũi, tai, râu)

- Truyền thông tin đến não để xử lí → đưa ra cách giải quyết: một loạt các hành động phối hợp nhịp nhàng → kết quả: bắt được chuột.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động thầy - trò

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu video, học sinh theo dõi.

- GV yêu cầu học sinh xem video, trả lời câu hỏi?

+ Những bộ phận nào trên cơ thể của Mèo giúp nó nhận biết sự tồn tại của Chuột?

+ Những thông tin của Chuột được truyền qua các cơ quan nào của Mèo? Mục đích cuối cùng là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên gọi một số học sinh lên trả lời câu hỏi và nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cơ thể các hệ cơ quan hoạt động một cách thống nhất nhằm trả lời những kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. Sự thống nhất đó được đảm bảo nhờ các thông tin được truyền tuần tự qua các tế bào nhất định? Vậy quá trình truyền tin diễn ra như thế nào? Yếu tố nào đảm bảo các thông tin được lan truyền một cách chính xác?

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay!

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm thông tin giữa các tế bào

a) Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm về thông tin giữa các tế bào; các thành phần tham gia vào quá trình truyền tin; các kiểu truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể.

b) Nội dung:

- HS nghiên hoạt động cặp đôi: nghiên cứu SGK trang 76 trả lời câu hỏi thảo luận trong SGK từ đó khái quát thành khái niệm thông tin giữa các tế bào và các thành phần tham gia vào quá trình truyền tin.

- HS tiếp tục hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1 về các kiểu truyền tin giữa các tế bào (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem trước và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 606 08/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: