Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 Cánh diều

Với Giáo án PPT Cấu trúc của tế bào nhân thực Sinh học 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Cấu trúc của tế bào nhân thực.

1 648 08/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Sinh 10 Cánh diều bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

Giáo án điện tử Cấu trúc của tế bào nhân thực | Bài giảng PPT Sinh học 10 (ảnh 1)

i liệu có 30 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Cấu trúc của tế bào nhân thực Sinh học 10 Cánh diều.

Giáo án Sinh học 10 Bài 8 (Cánh diều): Cấu trúc của tế bào nhân thực (6 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất.

- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.

- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.

- Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (tế bào thực vật và tế bào động vật) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

1.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế cấu trúc tế bào nhân thực.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Tranh phóng to các hình trong SGK.

- Chuẩn bị các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.

- Các phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Sinh học 10.

- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nêu những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nêu các thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liệt kê các thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày ý kiến.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ rất nhiều, do đó, những chức năng mà chúng thực hiện cũng phức tạp hơn so với tế bào nhân sơ. Trong bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về chức năng của từng thành phần đó. Chúng ta hãy cùng bắt đầu bài mới – Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực.

- Các câu trả lời của học sinh.

* Gợi ý:

Các thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực: màng sinh chất, chất tế bào, nhân. Ngoài ra, còn các bộ phận khác như: chất nền ngoại bào, thành tế bào bao quanh màng sinh chất, tế bào chất, ti thể, lục lạp, lưới nội chất, bộ máy Golgi, Lysosome, không bào trung tâm, Peroxisome, Ribosome, trung thể, bộ khung tế bào.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về màng sinh chất

a. Mục tiêu:

- Nêu được cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.

b. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình, giải quyết vấn đề để hướng dẫn học sinh thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 4 (Clip về tính khảm động của màng sinh chất https://youtu.be/4WreDxJe40Y

- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục I SGK trang 42, 43; Quan sát hình 8.2; 8.3:

- Hoạt động nhóm: Hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu Màng sinh chất theo kĩ thuật khăn trải bàn. (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

c. Sản phẩm học tập:

- Nội dung phiếu học tập số 1.

- Đáp án (1a+e; 2a+e; 3b; 4d; 5c).

d. Tổ chức hoạt động:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem trước và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 648 08/03/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: