Giáo án điện tử Đồ thị quãng đường, thời gian| Bài giảng PPT KHTN 7 Cánh diều
Với Giáo án PPT Đồ thị quãng đường, thời gian KHTN 7 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Đồ thị quãng đường, thời gian .
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều (Vật lí) bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây:
Tài liệu có 23 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án POWERPOINT Đồ thị quãng đường, thời gian KHTN 7 Cánh diều.
Giáo án KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều): Hàm số lượng giác (6 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
- Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa; tích cực tham gia các hoạt động.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian, hợp tác trong làm việc nhóm theo sự phân công của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian. Từ đồ thị quãng đường – thời gian, đề xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.
2.2. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận biết KHTN: Đọc được đồ thị quãng đường – thời gian.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước tìm được quãng đường vật đi, tốc độ hoặc thời gian chuyển động.
- Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đồ thị quãng đường – thời gian.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Hình ảnh về đồ thị quãng đường – thời gian.
- Phiếu học tập KWL và Phiếu học tập Bài 8: đồ thị quãng đường – thời gian (đính kèm phụ lục).
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là vẽ và sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian cho vật chuyển động thẳng.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về mô tả chuyển động của vật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể để mô tả chuyển động của một vật, như chuyển động của một người đi xe đạp trong bảng số liệu ta có thể tính quãng đường đã đi, vẽ hình đánh dấu, hoặc gắn thiết bị định vị GPS….
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân điền thông tin vào cột K và W trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. - GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét và giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để mô tả chuyển động của vật một cách đơn giản và trực quan nhất chúng ta vào bài học hôm nay. - Giáo viên nêu mục tiêu bài học. |
BÀI 8. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đồ thị quãng đường – thời gian
a. Mục tiêu: Từ bảng số liệu mô tả chuyển động thẳng của một vật với tốc độ không đổi HS vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi của quãng đường theo thời gian.
b. Nội dung
1. Quan sát bảng số liệu của một người đi xe đạp và cho biết quãng đường đi được của người đó sau mỗi giờ là bao nhiêu km?
2. GV giới thiệu bước 1 của vẽ đồ thị quãng đường – thời gian, hướng dẫn HS vẽ điểm xác định quãng đường ở thời điểm 1h, sau đó yêu cầu HS vẽ các điểm xác định quãng đường ở thời điểm 2h, 3h, 4h, 5h.
c. Sản phẩm
1. Sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người đi xe đạp đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilomet, 30 kilomet, 45 kilomet. Sau đó quãng đường không đổi, người này dừng lại.
2. Vẽ được đồ thị theo yêu cầu.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu bước 1 của vẽ đồ thị quãng đường – thời gian, hướng dẫn HS vẽ điểm xác định quãng đường ở thời điểm 1h, sau đó yêu cầu HS vẽ các điểm xác định quãng đường ở thời điểm 2h, 3h,4h, 5h. Từ đó, yêu cầu HS nêu đầy đủ các bước vẽ đồ thị. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất các bước vẽ đồ thị và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày các bước vẽ đồ thị các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt nội dung về vẽ đồ thị quãng đường – thời gian. |
I. Đồ thị quãng đường – thời gian B1: Vẽ 2 tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là 2 trục tọa độ. - Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn độ lớn của các quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp. - Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp. B2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được với thời gian tương ứng. - Điểm O là điểm khởi hành khi đó s = 0 và t = 0. - Đánh dấu các điểm xác định quãng đường tương ứng với thời gian B3: Nối điểm O với các điểm đã đánh dấu ta được đường biểu diễn quãng đường theo thời gian của người đi xe đạp và được gọi là đồ thị quãng đường – thời gian (hình 8.1).
=> Ta cũng có thể biểu diễn chuyển động thẳng của vật khác bằng đồ thị quãng đường – thời gian. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Click vào đây để xem thử và mua tài liệu:
Xem thêm các bài giảng PPT KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án PPT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Toán 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 7 Global success năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 7 Friends plus năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)