Giáo án Địa lí 11 Bài 25 (Cánh diều 2024): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

Với Giáo án Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc Địa lí lớp 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Địa lí 11 Bài 25.

1 348 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 11 Bài 25 (Cánh diều): Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Trung Quốc

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Năng lực

- Năng lực địa lí:

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội

Phân tích tác động của đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế.

+ Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tự nhiên và kinh tế - xã hội

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học, nghiên cứu bản đồ, lược đồ

- Trách nhiệm: hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập luyện tập, vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng

- GT Địa lí kinh tế- xã hội thế giới

- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á.

- Tập bản đồ thế giới và các châu lục, trong đó có Trung Quốc.

- Một số ảnh cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc.

- Một số ảnh về con người và đô thị của Trung Quốc.

2. Học sinh

- Sưu tầm tư liệu và hình ảnh về Trung Quốc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động - 5 phút

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kích thích trí tò mò của HS.

b. Nội dung: HS tham gia trò chơi nhanh: GV cho HS quan sát 4 hình ảnh và trả lời nội dung bức ảnh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV nêu luật chơi.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết trả lời các câu hỏi

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Tìm hiểu vị trí địa lí, lãnh thổ Trung Quốc.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung Quốc.

- Phân tích được hình vẽ, bản đồ, lược đồ

b. Nội dung: HS hoạt động theo cặp nhóm để tìm hiểu về vị trí địa lí lãnh thổ Trung Quốc

c. Sản phẩm: đặc điểm vị trí địa lí Trung Quốc

d. Tổ chức thực hiện

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ.

1. Đặc điểm.

- Lãnh thổ rộng lớn: 9,6 triệu km2 lớn thứ 4 thế giới.

- Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp: 14 nước, gần các nước và lãnh thổ có nền kinh tế phát triển năng động, phía đông giáp Thái Bình Dương với đường bờ biển kéo dài

+ Giới hạn:

* 200B – 530B.

* 730Đ – 1350Đ.

- Tổ chức hành chính: Bao gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc Trung Ương, 2 đặc khu hành chính.

2. Ý nghĩa:

- Thuận lợi:

+ Thiên nhiên đa dạng, phân hóa

+ Có điều kiện giao lưu, đầu tư, liên kết kinh tế - thương mai

+ Phát triển nhiều ngành kinh tế

- Khó khăn:

+ Thiên tai: bão, lũ lut, hạn hán..

+ Tổ chức lãnh thổ sản xuất và quản lí

Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.

- Phân tích được hình vẽ, bản đồ

b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

c. Sản phẩm: Phiếu học tập

d. Tổ chức thực hiện

- B1: GV: Trải dài qua nhiều vĩ độ và có diện tích lớn đã làm cho thiên nhiên Trung Quốc rất đa dạng và phong phú. Kinh tuyến 1050Đ đã trở thành ranh giới đặc biệt chia lãnh thổ Trung Quốc thành 2 miền tự nhiên Tây – Đông với những đặc điểm rất khác biệt.

GV yêu cầu HS xác định kinh tuyến 1050Đ và hướng dẫn HS vạch kinh tuyến 1050Đ trên lược đồ hình 10.1 SGK trang 87.

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phân công công việc cụ thể cho từng nhóm.

+ Thời gian thảo luận: 5 phút.

+ Nhiệm vụ: So sánh đặc điểm tự nhiên của hai miền Đông – Tây.

* Nhóm 1: Tìm hiểu nhân tố địa hình – đất đai.

* Nhóm 2: Tìm hiểu nhân tố khí hậu.

* Nhóm 3: Tìm hiểu nhân tố sông, hồ

* Nhóm 4: Tìm hiểu nhân tố biển

* Nhóm 5: Tìm hiểu nhân tố sinh vật

* Nhóm 6: Tìm hiểu nhân tố khoáng sản

- B2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.

- B3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

CH: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế Trung Quốc?

HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho cây trồng ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

- Miền Tây: gồm các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn với các bồn địa gây khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng và đồng cỏ, khoáng sản.

GV kết luận: Thiên nhiên giàu có và đa dạng, đó là thuận lợi để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng. Tuy nhiên những khó khăn như: địa hình núi cao, nhiều hoang mạc, nhiều vùng khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do đó cần có nhiều biện pháp và chiến lược nhằm triệt để khai thác những thuận lợi tự nhiên và hạn chế những khó khăn do chúng mang lại.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Địa lí 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 348 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: