Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo 2024) Chuyên đề 11.3: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Với Giáo án Chuyên đề 11.3: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sách Chuyên đề Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Chuyên đề Địa lí 11.

1 170 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

CHUYÊN ĐỀ 11.3: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)

(Thời lượng 10 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được quan niệm về cuộc CM công nghiệp 4.0. So sánh được đặc điểm và nội dung của các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các cuộc CM công nghiệp khác.

- Phân tích được tác động của cuộc CM CN 4.0 đến phát triển KT – XH trên toàn thế giới.

- Nêu được một số xu hướng chính của cuộc CM CN 4.0.

- Vận dụng được hiểu biết về cuộc CM CN 4.0 vào việc định hướng nghề nghiệp và liện hệ với việc học tập.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, tư liệu, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, …

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí về các nội dung của chuyên đề.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ để hiểu được các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam và địa phương.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước. Yêu thiên nhiên và môi trường tự nhiên ở quê hương, đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video….

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ vào bài mới.

b. Nội dung: HS quan sát ô chữ và tìm các cụm từ liên quan đến cách mạng công nghiệp.

c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV trình chiếu slide ô chữ Ai tinh mắt. Sau đó yêu cầu các nhóm HS trả lời: Tìm 10 cụm từ liên quan đến Cách mạng công nghiệp.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: nhóm HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) Chuyên đề 11.3: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (ảnh 1)

Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, tạo ra nhiều cách thức sản xuất mới, biến đổi mạnh mẽ mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Có nhiều quan niệm khác nhau về CMCN 4.0. Điểm chung của các quan niệm này là gì? Cơ sở để phát triển CMCN 4.0?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1 Tìm hiểu quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0

a. Mục tiêu:

- Kể tên được các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên thế giới.

- Trình bày được quan niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, nghiên cứu SGK, kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày quan niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc CM công nghiệp với các đặc trưng khác nhau. Cuối thế kỉ XVIII: cuộc cách mạng công nghiệp 1.0, sản xuất cơ khí, động cơ hơi nước. Thập kỉ 70 của thế kỉ XIX: cách mạng công nghiệp 2.0, sản xuất dây chuyền, động cơ điện. Nửa sau thế kỉ XX: sản xuất tự động, sử dụng máy tính, điện tử và công nghệ thông tin. Đầu thế kỉ XXI: cách mạng công nghiệp 4.0, sản xuất thông minh, vạn vật kết nối dựa trên nền tảng kĩ thuật số, vật lí, công nghệ sinh học.

- Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” (The Fourth Industrial Revolution) hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghệ Han-nô-vơ (Hannover – Đức) vào năm 2011.

- Ngày 20/1/2016, tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 khai mạc tại thành phố Đa-vốt Klô-tơ (Davos Klosters – Thụy Sỹ) với chủ đề “Làm chủ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” đã trao đổi và làm rõ hơn quan niệm về “Cách mạng công nghiệp 4.0”.

- Quan niệm về cách mạng công nghiệp 4.0: được hình thành trên nền tảng kết hợp công nghệ số, công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; tạo ra những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – Al), rô – bốt, Internet vạn vật (Internet of Things – IoT), công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học,..

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin trong SGK, hình 3.1, xem video và trả lời câu hỏi: https://www.youtube.com/watch?v=ExTGYOLAmJM

Giáo án Chuyên đề Địa lí 11 (Kết nối tri thức 2024) Chuyên đề 11.3: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (ảnh 1)

+ Thế giới hiện nay đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng công nghiệp?

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, tìm hiểu thông tin.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện trả lời.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV chuẩn kiến thức.

+ GV mở rộng và giới thiệu, hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các cuộc CMCN.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đặc điểm và nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

a) Mục tiêu: HS trình bày được các đặc điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0. HS so sánh được đặc điểm và nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.

b) Nội dung: HS dựa vào nội dung sách chuyên đề và tra cứu thông tin trên Internet (xem video) để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân/nhóm tìm hiểu về đặc điểm và nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Đặc điểm cách mạng công nghiệp 4.0:

- Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

- Tốc độ phát triển nhanh, công nghệ được ứng dụng rộng rãi và làm thay đổi phương thức sản xuất.

- Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Nội dung và đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp

* Giống nhau:

Đều là các cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi mạnh mẽ quá trình sản xuất, biến đổi đời sống, kinh tế và xã hội trên toàn cầu.

* Khác nhau:

Tiêu chí

Cách mạng công nghiệp lần 1

Cách mạng công nghiệp lần 2

Cách mạng công nghiệp lần 3

Cách mạng công nghiệp lần 4 (4.0)

Thời gian và nơi khởi phát

Cuối thế kỉ XVIII, khởi phát từ nước Anh.

Diễn ra vào thập kỉ 70 của thế kỉ XIX, gắn với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp Anh, Đức, Hoa Kỳ.

Nửa sau thế kỉ XX, khởi, phát ở Hoa Kỳ.

Đầu thế kỉ XXI, khởi đầu tại Đức, Hoa Kỳ và các nước CN phát triển.

Nội dung

Phát minh ra máy móc, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc.

Chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang sản xuất điện - cơ khí và tự động hóa một phần trong sản xuất.

Chuyển từ công nghệ điện tử và cơ khí sang công nghệ số và tự động hóa sản xuất.

Dựa trên sự tích hợp cao độ của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật để điều hành hệ thống sản xuất hiệu quả và thông minh vượt bậc.

Đặc điểm

+ Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất.

+ Số lượng sản phẩm, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên, giá sản phẩm giảm đi và do đó làm năng suất lao động tăng lên, kinh tế phát triển mạnh.

+ Các phát minh lớn bao gồm: thoi bay, máy quay sợi, máy dệt, máy kéo sợi chạy bằng sức nước; nấu than cốc từ đá để luyện sắt, lò luyện gang; máy hơi nước, tàu thuỷ và tàu hoả,...

+ Sử dụng năng lượng điện, các động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hoá khổng lồ và có tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội của các quốc gia.

+ Năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng trước.

+ Các phát minh nổi bật như: phun khí nóng trong sản xuất sắt làm giảm tiêu hao nhiên liệu; cải thiện công nghệ sản xuất đường ray tàu hoả; sản xuất giấy, sản xuất dầu; thuốc nhuộm tổng hợp, cao su, ô tô, điện thoại, phương thức quản lí kinh doanh hiện đại,...

+ Chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể ở các nước công nghiệp. Cơ cấu nghề nghiệp thay đổi và số dân tại các trung tâm công nghiệp tăng nhanh.

+ Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cách mạng số bởi sự phát triển mạnh mẽ của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và internet.

+ Năng suất và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp tăng đáng kể, các hoạt động quản lí của chính phủ và cách thức con người sinh hoạt trong đời sống hằng ngày cũng thay đổi.

+ Các tiến bộ khoa học - kĩ thuật nổi bật là thiết bị điện tử cầm tay, máy rút tiền tự động, rô-bốt công nghiệp, đồ hoạ máy tính, âm nhạc điện tử, điện thoại di động, internet, máy ảnh kĩ thuật số,...

- Dựa trên nền tảng của sự ra đời Cách mạng công nghiệp 3.0. Sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, số hóa và sinh học, cho phép vạn vật kết nối với nhau mọi lúc, mọi nơi.

- Diễn ra trên 3 lĩnh vực: kĩ thuật số, vật lí và công nghệ sinh học. Cả 3 lĩnh vực đều liên quan chặt chẽ với nhau.

+ Yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data).

+ Lĩnh vực vật lí: rô bốt thế hệ mới, công nghệ in 3D, các phương tiện tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano,….

+ Công nghệ sinh học: lĩnh vực đa ngành, thành tựu công nghệ gen, nuôi cấy mô,….

sMức độ tác động

+ Tác động trực tiếp đến các ngành như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.

+ Tác động chủ yếu đến nước Anh và một số nước khác ở châu Âu.

+ Tác động trực tiếp đến các ngành như giao thông vận tải, luyện kim, xây dựng, sản xuất giấy,...

+ Tác động chủ yếu đến Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nga,...

+ Tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

+ Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh tế - xã hội thế giới ở tất cả khu vực và trong từng quốc gia.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Giai đoạn 1: GV chia lớp thành 4 nhóm – 2 cụm (thành viên trong nhóm được đánh số thứ tự từ 1 đến hết) và giao nhiệm vụ: HS dựa vào sách giáo khoa, kiến thức của bản thân và hoàn thành nhiệm vụ sau:

· Nhóm 1: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần 1.

· Nhóm 2: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần 2.

· Nhóm 3: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần 3.

· Nhóm 4: Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp lần 4. (4.0)

+ Giai đoạn 2: HS có 1 phút để di chuyển về vị trí nhóm mới theo sơ đồ giáo viên hướng dẫnzs (di chuyển trong cùng 1 cụm), đem theo sản phẩm ghi chép của cá nhân để làm vai trò “chuyên gia)

...........................

...........................

...........................

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

1 170 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: