Giải Vật lí 11 Bài 1 (Cánh diều): Dao động điều hòa
Với giải bài tập Vật lí 11 Bài 1: Dao động điều hòa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 11 Bài 1.
Giải Vật lí 11 Bài 1: Dao động điều hòa
Những chuyển động đó được gọi là dao động. Mô tả dao động như thế nào?
Lời giải:
Dao động là chuyển động mà vật chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
Lời giải:
Xây dựng phương án: Treo quả cầu ở một đầu lò xo, đầu còn lại của lò xo treo lên giá thí nghiệm. Nối một sợi dây với quả cầu. Ban đầu, vật treo trên lò xo đứng yên, lò xo nằm trên trục thẳng đứng. Ta tác dụng một lực kéo nhỏ lên sợi dây theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới.
Thực hiện phương án: Quan sát thấy lò xo dãn rồi co lần lượt, vật chuyển động qua lại quanh vị trí ban đầu (vị trí cân bằng). Như vậy, ta có được dao động của vật treo ở đầu lò xo.
Câu hỏi 2 trang 7 Vật lí 11: Nêu ví dụ về dao động mà bạn quan sát được trong thực tế
Lời giải:
Dây đàn ghita dao động sau khi gảy, màng trống dao động sau khi gõ vào, con lắc đồng hồ dao động, âm thoa dao động sau khi gõ vào, thuyền dao động (nhấp nhô lên xuống tại chỗ) trên mặt nước, …
Lời giải:
Giữ một đầu thước cố định, một đầu tự do (gắn/giữ một đầu thước trên mép bàn). Nhấn đầu thước tự do xuống một biên độ nhỏ quan sát được nhưng không làm thước bị biến dạng, không thể trở lại như ban đầu. Đầu thước sẽ chuyển động lên xuống quanh vị trí ban đầu (vị trí cân bằng), đó có thể xem là dao động tự do của đầu thước
Câu hỏi 2 trang 8 Vật lí 11: Nếu bỏ qua lực cản, chuyển động nào sau đây là dao động tự do:
B. Tòa nhà rung chuyển trong trận động đất
C. Mặt trống rung động sau khi gõ
D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ
Lời giải:
Đáp án C. Nếu không có lực cản, mặt trống sẽ chuyển động quanh vị trí cân bằng không ngừng sau tác động ban đầu là lực tác dụng khi gõ trống. Phương án a không đúng vì cánh của con muỗi chuyển động là nhờ lực mà cơ cánh tác dụng liên tục để đập cánh. Phương án b và phương án d không đúng vì các chuyển động này xảy ra trong quá trình chịu tác động liên tục không ngừng (trong trận động đất, khi gió thổi).
Câu hỏi trang 9 Vật lí 11: Từ đồ thị Hình 1.7, mô tả sự thay đổi li độ của xe theo thời gian
Lời giải:
Đồ thị là đồ thị hàm sin. Vật bắt đầu chuyển động tại vị trí có li độ lớn nhất, sau đó li độ giảm dần đến 0 rồi đến li độ nhỏ nhất. Li độ từ giá trị nhỏ nhất lại tăng dần đến 0 rồi đến giá trị lớn nhất. Sau đó, quá trình lặp lại, li độ từ giá trị lớn nhất giảm dần, … Sự thay đổi diễn ra tuần hoàn, theo chu kì.
Câu hỏi 1 trang 10 Vật lí 11: Tìm mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động
Lời giải:
Chu kì của dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động. Tần số của dao động là số dao động vật thực hiện được trong một giây.
Để tìm số dao động vật thực hiện được trong một giây, ta lấy thời gian 1s chia cho thời gian thực hiện mỗi dao động, nghĩa là .
Lời giải:
Giá trị lớn nhất của li độ là 10 cm, do đó, biên độ dao động A = 10 cm.
Chu kì của dao động T = 120 ms = 0,12 s.
Tần số của dao động là: (Hz)
Câu hỏi 1 trang 11 Vật lí 11: Thế nào là dao động điều hòa?
Lời giải:
Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
Câu hỏi 2 trang 11 Vật lí 11: Tần số góc và tần số của dao động điều hòa có liên hệ như thế nào
Lời giải:
Tần số góc ω (đơn vị rad/s) gấp (2π) lần so với tần số f (đơn vị Hz)
Câu hỏi trang 12 Vật lí 11: Dựa vào đồ thị Hình 1.12, xác định các đại lượng sau:
c. Vận tốc cực đại của vật dao động.
d. Gia tốc cực đại của vật dao động.
Lời giải:
a) Chu kì của dao động là s.
Tần số góc của dao động là: (rad/s).
b) Biên độ của dao động là m.
c) Vận tốc cực đại của vật là giá trị lớn nhất của vận tốc, m/s.
d) Gia tốc cực đại của vật là giá trị lớn nhất của gia tốc, m/s2.
Dựa vào các đồ thị ở Hình 1.12, tìm:
Các thời điểm gia tốc của xe bằng 0.
Các thời điểm gia tốc của xe cực đại.
Lời giải:
Xác định độ dốc: Đặt mép thước tiếp xúc với đồ thị tại điểm cần xét, mép thước là tiếp tuyến của đồ thị tại điểm đó, độ dốc của đồ thị là độ dốc của đường thẳng tạo bởi mép thước.
Ta xác định được, độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian (Hình 1.12b) bằng 0 tại các thời điểm t = 0,1 s; 0,3 s; 0,5 s; … Do đó, tại các thời điểm này, gia tốc của vật bằng 0.
Độ dốc của đồ thị li độ - thời gian có độ lớn cực đại tại các thời điểm t = 0,2 s; 0,4 s; 0,6 s; … Do đó, tại các thời điểm này, gia tốc của vật đạt độ lớn cực đại.
Câu hỏi 1 trang 14 Vật lí 11: Xác định pha của dao động tại vị trí 3 và vị trí 4
Lời giải:
Li độ
Tại thời điểm t = 0, li độ x = A sau đó li độ giảm dần, vật chuyển động theo chiều âm. Do đó, pha ban đầu của dao động là .
Vật chuyển động trong thời gian T/2 đến vị trí 3, thực hiện nửa dao động tương ứng với góc rad.
Pha của dao động tại vị trí 3 là (rad).
Vật chuyển động trong thời gian đến vị trí 3, thực hiện dao động tương ứng với góc rad.
Pha của dao động tại vị trí 3 là (rad).
Lời giải:
Pha của dao động tại thời điểm s là:
(rad).
Lời giải:
Tại thời điểm t3, li độ của mỗi vật bằng 0, và đang giảm dần. Hai vật ở vị trí cân bằng, đạt tốc độ cực đại và đang chuyển động chậm dần theo chiều âm.
Tại thời điểm t4, li độ của mỗi vật có giá trị bằng – A (hai giá trị biên độ khác nhau), và đang tăng dần. Hai vật ở vị trí biên âm, vận tốc bằng không (đứng yên), sau đó chuyển động nhanh dần theo chiều dương.
Lời giải:
Độ lệch thời gian khi hai vật cùng trạng thái là .
Độ lệch pha là: dao động, tương ứng với πrad.
Vậy rad.
Lý thuyết Dao động điều hoà
I. Dao động
1. Dao động
- Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động
2. Dao động tự do
- Vật dao động với biên độ và tần số riếng (kí hiệu là f0) không đổi gọi là dao động tự do
3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động
- Độ lớn cực đại của độ dịch chuyển (độ lớn cực đại của li độ) được gọi là biên độ dao động, kí hiệu A
- Khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động được gọi là chu kì của dao động, kí hiệu là T, đơn vị: giây (s)
- Số dao động thực hiện được trong một giâu được gọi là tần số của dao động, kí hiệu là f, đơn vị: Hertz (Hz)
II. Dao động điều hòa
1. Định nghĩa
- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hoặc sin) của thời gian
- Phương trình của dao động điều hòa:
2. Tần số góc
- được gọi là tần số góc của dao động, đơn vị: radian trên giây (rad/s)
3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
- Biểu thức của vận tốc và gia tốc lần lượt là:
- Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa cũng biến thiên theo quy luật hàm số sin (côsin) cùng chu kì T của li độ
- Mối liên hệ giữa gia tốc và li độ của vật dao động điều hòa:
- Ở vị trí biên (): v=0; a=∓amax=∓ω2A
- Ở vị trí cân bằng (x=0): v=± vmax=±ωA; a=0
4. Pha của dao động và độ lệch pha
a. Pha của dao động
- Pha của dao động tại một thời điểm được tính bằng số phần đã thực hiện của một chu kì, kể từ khi bắt đầu chu kì đó, được đo bằng đơn vị radian
- (ωt+φ) là pha dao động của dao động điều hòa tại thời điểm t
- Tại t=0, pha của dao động là φ, do đó φ là pha ban đầu của dao động
b. Dao động cùng pha
- Tại mỗi thời điểm, hai vật dao động đều có trạng thái giống nhau
c. Dao động lệch pha
- Độ lệch pha của hai vật dao động không đổi khi chúng dao động, luôn ứng với một phần của chu kì, tức là bằng
Sơ đồ tư duy về “Dao động điều hòa”
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Một số dao động điều hoà thường gặp
Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà
Bài 4: Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 11 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều