Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trang 120 - Cánh diều

Lời giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 1: Các thế hệ trong gia đình sách Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2.

1 631 27/05/2022
Tải về


Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 120 Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 120 Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Những người trong hình dưới đây đang làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy?

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Trả lời:

- Những người công nhân trong hình  bên đang cưa bớt cành cây ở trên cao.

- Họ làm như vậy là vì muốn tránh sự nguy hiểm do rụng, gãy cành cây khi có mưa, bão, động đất,…

1. Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 120 Quan sát

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 120 Câu 1: Trong các hình sau đây, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão?

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Trả lời:

Việc làm được thực hiện trước khi bão

Việc làm được thực hiện trong khi bão

Việc làm được thực hiện sau khi bão

hình 1, hình 2, hình 6

hình 4, hình 5

hình 3

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 120 Câu 2: Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó.

Trả lời:

Lợi ích của các việc làm đó là:

Hình 1: Giúp con người biết trước sắp có bão để chuẩn bị và ứng phó kịp thời.

Hình 2: Giúp con người có đủ lương thực, đồ dùng cần thiết để sử dụng trong khi bão không ra ngoài được.

Hình 3: Giúp cho nhà cửa sạch sẽ hơn sau cơn bão và tu sửa lại cho an toàn để sinh sống.

Hình 4: Giúp cho các bạn tránh mưa ướt và những thiệt hại có thể xảy ra do bão như: sấm sét, đổ cây,…

Hình 5: Để tránh bị mưa hắt ướt và tránh những thiệt hại có thể xảy ra do bão như: sấm sét, đổ cây,…

Hình 6: Để cho mái nhà chắc chắn, tránh bị tốc mái cho bão lớn.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 121 Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 121 Câu 1: Hãy việc cần làm khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra.

Trả lời:

Để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra, chúng ta cần:

- Cắt, tỉa, chặt bớt cành cây cao.

- Kiểm tra cánh cửa, mái nhà thường xuyên để đảm bảo an toàn.

- Không đứng gần gốc cây to, mái hiên không chắc chắn để tránh bão.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 121 Câu 2: Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ gìn an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình.

Trả lời:

Nếu địa phương em có bão, để giữ gìn an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình, em sẽ tuyên truyền cho mọi người những việc cần làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 122 Trò chơi

“Ứng phó, gỉam nhẹ rủi ro thiên tai” 

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Trả lời:

Thiên tai

Cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro

Lũ lụt

Thẻ 3: Không dùng nước lụt để nấu ăn. Nếu phải dùng nước lụt, cần lọc, khử trùng trước khi dùng.

Thẻ 5: Không chơi ở nơi ngập nước

Thẻ 7: Dự trữ nước sạch

Hạn hán

Thẻ 6: Sử dụng tiết kiệm nước

Thẻ 7: Dự trữ nước sạch

Giông sét

Thẻ 1: Tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước khi ở trong nhà.

Thẻ 2: Chọn nơi càng thấp càng tốt khi ở ngoài trời.

Thẻ 4: Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây.

Thẻ 5: Không chơi ở nơi ngập nước

2. Một số việc làm của em để phòng tránh rủi ro thiên tai

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Câu 1: Những hiện tượng thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em?

Trả lời:

Ở địa phương em thường xảy ra thiên tai mưa bão.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Câu 2: Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh rủi ro thiên tai đó?

Trả lời:

Để phòng tránh rủi ro do bão, em và gia đình đã:

- Xem dự báo thời tiết thường xuyên để cập nhật tình hình mưa, bão.

- Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như lương thực, thuốc,… để sử dụng trong khi bão không ra ngoài được.

- Tuyệt đối không ra ngoài khi trời nổi giông bão.

- Thường xuyên kiểm tra cánh cửa, mái nhà để đảm bảo luôn an toàn và chắc chắn không bị gió bão làm rơi, rụng.

- Chặt, cắt tỉa cành cây ở vườn nhà để tránh rụng do bão.

- Tuyên truyền với mọi người để cùng nhau phòng tránh tránh rủi ro do bão.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Thực hành, xử lí tình huống

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Câu 1: Em và các bạn sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây.

* Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi.

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

* Khi đang ở trong lớp thì ngoài trời mưa to, gió mạnh kèm theo sấm chớp.

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Trả lời:

* Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi, em sẽ bảo các bạn chạy thật nhanh vào lớp để tránh bụi và gió có thể làm rụng cành cây vào người.

* Khi đang ở trong lớp thì ngoài trời mưa to, gió mạnh kèm theo sấm chớp, em sẽ đóng cửa sổ và bảo các bạn tuyệt đối không được ra ngoài.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 123 Câu 2: Chọn một trong hai tình huống để luyện tập theo phương án em và các bạn đã đưa ra.

Trả lời:

Học sinh chọn tình huống sau đó tập luyện theo hướng dẫn. 

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 124 Thực hành, xử lí tình huống

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 124 Câu 1: Nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây thì em sẽ làm gì? Vì sao?

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Nếu là các bạn trong tình huống trên, em sẽ khuyên bạn không được lội qua dòng nước suối vì mưa dễ trơn ngã và nước suối chảy xiết dễ cuốn trôi các bạn.

Hình 2: Nếu là các bạn trong tình huống trên, em sẽ khuyên bạn nên tìm mái hiên hoặc tìm một chỗ cây thấp để trú mưa. Không nên trú mưa dưới gốc cây to vì dễ bị sét đánh hoặc cây đổ vào người do gió bão thổi.

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 124 Câu 2: Hãy cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống.

Trả lời:

Học sinh đóng vai để xử lí tình huống theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 124 Thực hành, xử lí tình huống

Hãy viết hoặc vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giới thiệu với các bạn.

Trả lời:

Xin chào các bạn! Lũ lụt là một hiện tượng thiên tai nguy hiểm và chúng để lại cho ta nhiều thiệt hại về sức khoẻ và con người. Sau mỗi cơn lũ qua đi, chúng ta cần dọn dẹp bùn đất để tránh ngã do trơn trượt và làm cho quang cảnh sạch sẽ.

Bài 21: Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay nhất

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 124 Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc cả bài học

Khi có thiên tai, cần thực hiện theo các hướng dẫn về cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Xem thêm các bài giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 102 Bài 18: Cơ quan bài tiét nước tiểu phòng tránh bệnh sỏi thận

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 107 Ôn tập và đánh giá - Chủ đề Cơ quan vận động

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 110 Bài 19: Các mùa trong năm

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 116 Bài 20: Một số hiện tượng thiên tai

Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 125 Ôn tập và đánh giá - Chủ đề Trái đất và bầu trời

1 631 27/05/2022
Tải về