Giải Sinh học 11 trang 65 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Sinh học 11 trang 65 trong Bài 10: Tuần hoàn ở động vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 11 trang 65.

1 753 04/07/2023


Giải Sinh học 11 trang 65

Câu hỏi 5 trang 65 Sinh học 11: Dựa vào Hình 10.5, hãy giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim

Giải Sinh học 11 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Tuần hoàn ở động vật  (ảnh 1) 

Trả lời:

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

- Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất

- Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ

- Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

Câu hỏi 6 trang 65 Sinh học 11: Quan sát Hình 10.6, hãy cho biết trong một chu kì, hoạt dộng của tim diễn ra như thế nào. Vai trò của các van tim là gì?

Giải Sinh học 11 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Tuần hoàn ở động vật  (ảnh 1) 

Trả lời:

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

- Các van tim có vai trò điều hướng dòng chảy của máu ra – vào tim theo nguyên tắc một chiều. Cụ thể, khi máu từ buồng tâm nhĩ chảy xuống buồng tâm thất thì van 2 lá và van 3 lá sẽ mở ra, khi đó van động mạch phổi và van động mạch chủ sẽ đóng lại

Luyện tập trang 65 Sinh học 11: Trong chu kì hoạt động của tim, động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất ở giai đoạn nào? Tại sao

Trả lời:

Động mạch chủ và động mạch phổi nhận được nhiều máu nhất lúc tâm thất co

Xem thêm Lời giải bài tập Sinh học 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Sinh học 11 trang 62

Giải Sinh học 11 trang 63

Giải Sinh học 11 trang 64

Giải Sinh học 11 trang 65

Giải Sinh học 11 trang 66

Giải Sinh học 11 trang 67

Giải Sinh học 11 trang 68

Giải Sinh học 11 trang 69

1 753 04/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: