Giải SBT Vật lí 10 trang 64 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Vật lí 10 trang 64 trong Bài 19: Các loại va chạm sách Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 64.

1 336 lượt xem


Giải SBT Vật lí 10 trang 64 Chân trời sáng tạo

Câu 19.6 trang 64 SBT Vật lí 10: Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?

A. Động năng của hai vật như nhau.

B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.

C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.

D. Không đủ dữ kiện để so sánh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: Δp=F.Δt. Ban đầu, vật ở trạng thái nghỉ nên:

p=F.Δtp2=F2.Δt2

2m.Wđ=F2.Δt2

Wđ=F2.Δt22m

Như vậy, vật có khối lượng càng lớn thì động năng càng bé.

Câu 19.7 trang 64 SBT Vật lí 10: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm

A. không đổi.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 1,5 lần.

D. tăng 1,5 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vì va chạm là đàn hồi nên động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm và bằng động năng của vật 1 trước va chạm: Wđ=12m.v02

B. Tự luận

Bài 19.1 trang 64 SBT Vật lí 10: Trong giờ học Vật lí, một bạn học sinh đã phát biểu rằng: “Nếu sau khi va chạm với nhau, hai vật chuyển động với cùng tốc độ thì hai vật đó đã xảy ra va chạm mềm”. Em hãy cho biết phát biểu trên có hợp lí hay không?

Lời giải:

Phát biểu trên không hợp lí. Hai vật được xem là va chạm mềm nếu sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Tuy nhiên, trong trường hợp sau khi va chạm với nhau, hai vật chuyển động với cùng tốc độ thì hướng chuyển động của chúng vẫn có thể khác nhau. Vì vậy, không thể kết luận đây là va chạm mềm.

Bài 19.2 trang 64 SBT Vật lí 10: So sánh sự giống và khác nhau giữa va chạm đàn hồi và va chạm mềm.

Lời giải:

- Giống nhau: Động lượng của hệ va chạm bảo toàn trong cả hai trường hợp.

- Khác nhau:

Va chạm đàn hồi

Va chạm mềm

Động năng của hệ va chạm không thay đổi.

Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

Bài 19.3 trang 64 SBT Vật lí 10: Trong tai nạn xe hơi, tại sao khả năng bị thương trong va chạm trực diện lại lớn hơn va chạm từ phía sau?

Lời giải:

Vì vận tốc tương đối của hai xe trong trường hợp chuyển động ngược chiều (va chạm trực diện) lớn hơn so với vận tốc tương đối của hai xe trong trường hợp chuyển động cùng chiều (va chạm từ phía sau). Điều đó có nghĩa rằng độ biến thiên động lượng của mỗi xe trong trường hợp va chạm trực diện sẽ lớn hơn trong va chạm từ phía sau. Do đó, khả năng bị thương khi xảy ra va chạm trực diện sẽ lớn hơn.

Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật lí 10 trang 62

Giải SBT Vật lí 10 trang 63

Giải SBT Vật lí 10 trang 65

Giải SBT Vật lí 10 trang 66

Giải SBT Vật lí 10 trang 67

Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Các loại va chạm

1 336 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: