Giải SBT Vật lí 10 trang 17 Cánh diều

Với Giải SBT Vật lí 10 trang 17 trong Chủ đề 1: Mô tả chuyển động môn vật lí sách Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật lí 10 trang 17.

1 411 lượt xem


Giải SBT Vật lí 10 trang 17 Cánh diều

Bài 1.63* trang 17 SBT Vật lí 10: Một hòn đá được ném từ đỉnh của một vách đá thẳng đứng, cao 45 m so với mặt đất, với vận tốc ban đầu có độ lớn 15 m/s theo phương ngang (hình 1.10). Mất bao lâu để hòn đá đến mặt đất? Nó cách chân vách đá bao xa khi chạm đất?

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Thời gian để hòn đá chạm đất: t=2hg=2.459,8=3,03s

Tầm xa: L=v0t=15.3,03=45,45m

Bài 1.64 trang 17 SBT Vật lí 10: Một quả bóng được ném theo phương ngang từ đỉnh tháp cao 30 m và chạm đất cách chân tháp 15 m. Tốc độ ban đầu của quả bóng là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng công thức:

L=v0t=v02hgv0=Lg2h=15.9,82.30=6,1m/s

Bài 1.65 trang 17 SBT Vật lí 10: Từ mặt đất, một quả bóng được đá đi với vận tốc 15 m/s hợp với phương ngang góc 300 (hình 1.11). Nó chạm đất cách điểm được đá bao xa?

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Thành phần theo phương ngang của vận tốc quả bóng là:

vx=v0cos30°=v032

Thành phần theo phương thẳng đứng của vận tốc quả bóng là:

vy=v0sin30°=v02

Quả bóng chạm đất khi:

h=v0sin30°t12gt2=0t=2v0sin300g

Tầm bay xa của quả bóng:

L=s=v0cos30°t=2v02sin30°cos30°g=v02.sin600g

Bài 1.66* trang 17 SBT Vật lí 10: Một quả bóng được ném với tốc độ 8,2 m/s theo phương ngang từ đỉnh của một tòa nhà, như trong hình 1.12. Mặt bên của tòa nhà là thẳng đứng. Tại một điểm Đ trên đường đi của mình, quả bóng cách mặt bên tòa nhà một khoảng x, có vận tốc hợp với phương ngang góc 600. Bỏ qua lực cản của không khí.

a. Đối với quả bóng tại điểm đang xét, xác định:

- Độ lớn thành phần thẳng đứng của vận tốc.

- Khoảng cách mà quả bóng đã rơi theo phương thẳng đứng.

- Khoảng cách x theo phương nằm ngang.

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)         Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)

b. Đường đi của quả bóng với tốc độ ban đầu theo phương ngang là 8,2 m/s, được biểu diễn lại trong hình 1.13. Dựa trên hình 1.13, hãy vẽ phác thảo đường đi mới của quả bóng có tốc độ ngang ban đầu

- lớn hơn 8,2 m/s và bỏ qua lực cản không khí.

- bằng 8,2 m/s và có tính đến lực cản của không khí.

Lời giải:

a. Độ lớn thành phần nằm ngang của vận tốc:

vx=v0=8,2m/s

Độ lớn thành phần thẳng đứng của vận tốc:

vy=v0tan600=8,2.tan600=14,2m/s

Tại điểm Đ thì :

vy=gtt=vyg=14,29,8=1,45s

Khoảng cách mà quả bóng rơi theo phương thẳng đứng:

h=12gt2=12.9,8.1,452=10,3m

Khoảng cách theo phương nằm ngang x=vxt=8,2.1,45=11,89m

b. Tầm xa của quả bóng sẽ khác nhau trong các trường hợp.

Tốc độ ngang ban đầu

- lớn hơn 8,2 m/s và bỏ qua lực cản không khí – quỹ đạo đường màu xanh

- bằng 8,2 m/s và có tính đến lực cản của không khí – quỹ đạo đường màu đỏ.

Sách bài tập Vật lí 10 Chủ đề 1: Mô tả chuyển động - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật lí 10 trang 5

Giải SBT Vật lí 10 trang 6

Giải SBT Vật lí 10 trang 7

Giải SBT Vật lí 10 trang 8

Giải SBT Vật lí 10 trang 9

Giải SBT Vật lí 10 trang 10

Giải SBT Vật lí 10 trang 11

Giải SBT Vật lí 10 trang 12

Giải SBT Vật lí 10 trang 13

Giải SBT Vật lí 10 trang 14

Giải SBT Vật lí 10 trang 15

Giải SBT Vật lí 10 trang 16

1 411 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: