Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 41 - Chân trời sáng tạo

Với giải Sách bài tập GDCD 7 trang 41 trong Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường GDCD lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập  trong sách bài tập GDCD 7 trang 41

1 357 07/08/2023


Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 41 - Chân trời sáng tạo

Bài tập 1 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

Trả lời:

- Biểu hiện của bạo lực học đường:

+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; 

+ Xâm hại thân thể, sức khoẻ, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 

+ Cô lập, xua đuổi, cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần.

- Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Nguyên nhân khách quan: Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực; Thiếu sự giáo dục gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến con cái,...

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi; sự thiếu hụt kĩ năng sống,...

- Tác hại của bạo lực học đường:

+ Gây ra những tổn thương về cơ thể sức khoẻ và đặc biệt là những tổn thương về mặt tâm lí (sợ hãi, tự ti, ám ảnh, trầm cảm,...) của nạn nhân;

+ Ảnh hưởng đến xã hội, môi trường xung quanh. 

Bài tập 2 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể tên một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. Em ấn tượng nhất với quy định nào? Vì sao?

Trả lời:

- Một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường:

+ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP (ngày 17/7/2017) của Chính phủ về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

+ Điều 22, Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012

+ Điều 12, Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

+ Khoản 2, Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015

- Em ấn tượng nhất với Nghị định số 80/2017/NĐ-CP vì đây là văn bản pháp luật có những quy định toàn diện về việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

Bài tập 3 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Trả lời:

- Để ứng phó với bạo lực học đường: 

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp. 

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác. 

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn. 

Bài tập 4 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Để chuẩn bị cho hoạt động tuyên truyền sắp tới về phòng, chống bạo lực học đường, em có đề xuất, kiến nghị gì về vấn đề này? Giải thích vì sao em lại đưa ra đề xuất, kiến nghị ấy.

Trả lời:

- Kiến nghị:

+ Tổ chức hội thi Tìm hiểu về các biện pháp phòng/ chống bạo lực học đường

+ Thi thiết kế tranh cổ động để tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường 

- Giải thích: thông qua việc tổ chức hội thi có thể giúp các bạn học sinh trang bị thêm kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường; đồng thời tạo sự hứng thú cho các bạn học sinh.

Bài tập 5 trang 41 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy kể lại một tình huống bạo lực học đường từng chứng kiến hoặc biết đến.Tình huống ấy gợi cho em những suy nghĩ gì? Em rút ra được bài học gì qua tình huống trên?

Trả lời:

- Tình huống: Trong một buổi giao lưu bóng đá giữa lớp 7A với lớp 7B, vì không nhìn rõ tình huống chơi bóng bằng tay, trọng tài đã quyết định bàn thắng cho đội 7B. Kết quả chung cuộc là lớp 7A đã thua. Ngay sau đó, các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A đã chặn đường các cầu thủ đội 7B để gây gổ, đánh nhau.

- Suy nghĩ: Hành động của các cầu thủ và cổ động viên của lớp 7A là không đúng.

- Bài học: trong mọi trường hợp cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc; thực hiện hòa giải mâu thuẫn bằng con đường hòa bình.

Xem thêm lời giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 42

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 43

Giải Sách bài tập GDCD 7 trang 44

1 357 07/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: