Giải Lịch sử 12 Bài 9 (Cánh diều): Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Với giải bài tập Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 12 Bài 9.

1 42 lượt xem


Giải Lịch sử 12 Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Mở đầu trang 52 Lịch Sử 12: Vậy cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay diễn ra như thế nào và có ý nghĩa lịch sử ra sao?

Lời giải:

- Từ sau tháng 4/1975, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục tiến hành một số cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, như:

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

+ Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc

+ Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông

Câu hỏi trang 53 Lịch Sử 12: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Lời giải:

- Thế giới:

+ Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, nhưng tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

+ Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp.

- Trong nước:

+ Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Tình hình kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn.

+ Bị Mỹ bao vây, cấm vận.

+ Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia có nhiều dấu hiệu bất ổn.

Câu hỏi trang 54 Lịch Sử 12: Trình bày diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979)

Lời giải:

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975- 1979):

- Sau khi lên nắm chính quyền, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri – Khiêu Xăm Phong ở Cam-pu-chia, đã có nhiều hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

- Từ đầu tháng 5-1975, tập đoàn Pôn Pốt âm mưu đánh chiếm đảo Phú Quốc, tiến hành chiếm đảo Thổ Chu và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ dọc biên giới của Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

- Ngày 22-12-1978, Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh vào Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

- Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ và truy kích đối phương đến tận nơi xuất phát.

- Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được hoàn toàn giải phóng.

Câu hỏi trang 55 Lịch Sử 12: Trình bày diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)

Lời giải:

- Ngày 17-2-1979, Trung Quốc điều động 32 sư đoàn đồng loạt mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, dọc biên giới phía bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Quân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu.

- Hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới.

- Từ ngày 5-3 đến ngày 18-3-1979, Trung Quốc rút quân về nước.

- Sau khi rút quân về nước, Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây xung đột, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

- Vị Xuyên (Hà Giang) trở thành chiến trường ác liệt giữa hai bên trong giai đoạn 1984 – 1989.

Câu hỏi trang 56 Lịch Sử 12: Trình bày diễn biến chính của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở Biển Động từ tháng 4-1975 đến nay

Lời giải:

- Sau Đại thắng Xuân 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

+ Về quản lí hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa, trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa, trực thuộc tỉnh Đồng Nai (nay thuộc tỉnh Khánh Hoà). Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Từ Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

+ Nhà nước Việt Nam cũng triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như: thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tuần tra, chốt giữ, xây dựng bia chủ quyền,..; đồng thời kiên quyết đấu tranh trước những hành động xâm lược, đe doạ từ bên ngoài.

- Những năm qua, trên Biển Đông diễn ra tranh chấp phức tạp, căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ và ranh giới các vùng biển bị chồng lấn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển đất nước.

Câu hỏi trang 57 Lịch Sử 12: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Lời giải:

- Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

- Việt Nam đã làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam-pu-chia, đồng thời tích cực góp phần bảo vệ độc lập dân tộc, hoà bình ở Đông Dương và khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 12: Nêu bài học về phát huy tinh thần yêu nước của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Phân tích giả trị thực tiễn của bài học này.

Lời giải:

- Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam được thể hiện qua nhiều hình thức, nổi bật là: tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của mỗi người dân cũng như các tầng lớp trong xã hội sẽ góp phần tạo nên động lực và sức mạnh to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Câu hỏi trang 58 Lịch Sử 12: Nêu bài học về củng cổ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Phân tích giá trị thực tiễn của bài học này.

Lời giải:

- Khối đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, là nhân tố quyết định thắng lợi.

- Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là việc thành lập các mặt trận tập hợp rộng rãi sự tham gia của đông đảo các tầng lớp trong xã hội như: Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 12: Nêu bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Phân tích giá trị thực tiễn của bài học này.

Lời giải:

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là nhân tố quan trọng, đưa đến những thắng lợi lịch sử.

- Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được biểu hiện thông qua việc tổ chức, phát huy nội lực của toàn dân, đồng thời tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

- Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Việc kết hợp yếu tố nội lực trong nước với sức mạnh thời đại sẽ góp phần nhân lên sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Câu hỏi trang 59 Lịch Sử 12: Nêu bài học về phát triển, sáng tạo nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật quân sự của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Phân tích giả trị thực tiễn của bài học này.

Lời giải:

- Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện qua đường lối và sách lược cách mạng đúng đắn, phù hợp ở từng thời kì như:

+ Vừa kháng chiến vừa kiến quốc;

+ Tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân;

+ Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao,...

- Nghệ thuật quân sự nổi bật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 là:

+ Tiến hành chiến tranh nhân dân;

+ Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận);

+ Phối hợp giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch;

+ Kết hợp chặt chẽ ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích),...

- Việc nắm vững và phát huy bài học về phát triển, sáng tạo nghệ thuật lãnh đạo và nghệ thuật quân sự sẽ góp phần phục vụ đắc lực quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.

Luyện tập 1 trang 59 Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay.

Lời giải:

STT

Cuộc đấu tranh

Sự kiện tiêu biểu

1

Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979)

- Từ đầu tháng 5-1975 đến năm 1978, lực lượng Khmer Đỏ đẩy mạnh các hoạt động quân sự xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh

- Ngày 22/12/1978, lực lượng Khmer Đỏ huy động lực lượng quân đội lớn và mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam

- Tháng 12/1978 - tháng 1/1979, Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức phản công, đánh bật lực lượng Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ

2

Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)

- Ngày 17-2-1979, Trung Quốc lực lượng lớn, đồng loạt mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, dọc biên giới phía Bắc

- Tháng 2/1979 - tháng 3/1979, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu

- Từ ngày 5-3 đến 18-3-1979, Trung Quốc rút quân về nước.

- 1984 - 1989, tình hình tại vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam còn nhiều phức tạp.

3

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông

- Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

- Năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa, trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa, trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

- 1988, hải quân Việt Nam anh dũng chiến đấu chống lại hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma

- Năm 2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Từ Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Hiện nay, Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển đất nước.

Vận dụng 2 trang 59 Lịch Sử 12: Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng về một bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay mà em cho rằng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Chiến thắng trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong số những bài học kinh nghiệm đó có thể kể tới như: luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của kẻ thù.

Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi tình huống, vì mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, càng phải dự báo sát tình hình, sớm phát hiện, nhận rõ kẻ thù; xác định, đánh giá đúng đối tượng và đối tác trong từng thời điểm; giữ vững thế chủ động chiến lược, chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, thế trận; sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1 42 lượt xem