Giải KTPL 11 trang 59 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 59 trong Bài 8: Đạo đức kinh doanh sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 59.

1 170 08/05/2023


Giải KTPL 11 trang 59 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 5 trang 59 KTPL 11: Em hãy nhận xét việc làm và đưa ra lời khuyên cho bà B và ông T trong các trường hợp sau:

- Trường hợp a. Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hoá chất. Theo bà, nếu dùng ít hoá chất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

- Trường hợp b. Doanh nghiệp A có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Gần đây, Ông T - giám đốc mới đã giảm lương nhân viên và cắt giảm các chế độ đãi ngộ khiến nhiều nhân viên than phiền. Nhiều nhân viên đã viết đơn xin nghỉ việc khiến ông T rất lo lắng.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Việc làm của bà B đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

+ Lời khuyên: bà B không nên sử dụng hóa chất để bảo quản thực phẩm, vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng; làm mất uy tín kinh doanh; đồng thời, đây cũng là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu các hình thức xử lí của cơ quan chức năng.

- Trường hợp b.

+ Việc làm của ông A đã vi phạm đạo đức kinh doanh.

+ Lời khuyên: ông A không nên cắt giảm lương và các chế độ đãi ngộ với nhân viên, vì hành động này sẽ khiến cho ông mất đi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Ngược lại, đối với những nhân viên giỏi, ông A nên tăng lương hoặc thưởng cho họ để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của người lao động.

Vận dụng

Vận dụng trang 59 KTPL 11: Em hãy sưu tầm một tấm gương doanh nhân tiêu biểu, cho biết những phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhân vật đó và chia sẻ điều em có thể học tập, vận dụng đối với bản thân.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tấm gương doanh nhân tiêu biểu

Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.

Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.

Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

- Đạo đức kinh doanh của nhân vật:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu.

+ Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

+ Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc.

- Bài học cho bản thân:

+ Giữ chữ tín trong kinh doanh.

+ Tôn trọng và đảm quyền lợi cho nhân viên, tôn trọng khách hàng.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 56

Giải KTPL 11 trang 58

1 170 08/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: