Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D

Trả lời Câu hỏi trang 56 KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 280 08/05/2023


Giải KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Câu hỏi trang 56 KTPL 11: Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp trên. Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội?

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D

Lời giải:

 Phân tích đoạn thông tin về doanh nhân Bạch Thái Bưởi:

- Nhận xét: Sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu, ông tâm niệm “Tiền mất có thể tìm lại được, chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

+ Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

+ Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã giúp cho Bạch Thái Bưởi: nâng cao uy tín; làm hài lòng khách hàng; có được sự tận tụy, trung thành của đội ngũ nhân viên,… từ đó, hoạt động kinh doanh của ông đã chiến thắng được các đối thủ khác.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi giúp cho họ: có thể an tâm sử dụng sản phẩm; đồng thời tăng thêm sự tự hào về sản phẩm và thương hiệu của người Việt.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

 Phân tích trường hợp 1

- Nhận xét: Công ty T luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Đặt lợi ích và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu;

+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã đem đến cho công ty T nhiều lợi ích, như: nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty được lan toả rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước; nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng; nhận được nhiều giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T giúp cho họ có thể an tâm sử dụng sản phẩm.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

 Phân tích trường hợp 2

- Nhận xét: Công ty D đã vi phạm pháp luật và không có đạo đức trong kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc: công ty D đã xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

- Ảnh hưởng:

+ Đối với công ty D, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức tuy giúp họ tiết kiệm một phần chi phí sản xuất nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như: mất uy tín trong mắt khách hàng; phải chịu các hình thức xử lí từ phía cơ quan nhà nước,…

+ Đối với người tiêu dùng, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D khiến họ bị mất niềm tin vào doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Đối với xã hội, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường…

1 280 08/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: