Giải KTPL 11 trang 129 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 129 trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 129.

1 344 02/07/2023


Giải KTPL 11 trang 129 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 129 KTPL 11Theo em, việc làm của nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm không? Vì sao?

Lời giải:

Nhận xét việc làm của các nhân vật trong từng trường hợp:

+ Trường hợp 1: Hành vi điều khiển xe gắn máy đi ngược chiều của anh K vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây thiệt hại về sức khoẻ cho chị H. Đây là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật về quyền được bảo hộ về sức khoẻ.

+ Trường hợp 2: Hành vi viết bài đăng trên trang thông tin điện tử xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích của chồng chị D và hành vi từ chối cải  chính nội dung bài đăng khi được Chủ tịch Công đoàn khuyên là hành vi gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của ông M. Đây là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi trang 129 KTPL 11: Em biết các quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?

Lời giải:

Các quy định khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:

+ Điều 19 Hiến pháp năm 2013;

+ Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021);

+ Các Điều 123, Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

2. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu hỏi trang 129 KTPL 11Em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong hai trường hợp trên có bị pháp luật xử lí không. Giải thích lí do.

Lời giải:

Hành vi của các nhân vật trong cả hai trường hợp đều bị pháp luật xử lí vì:

+ Trường hợp 1: Vợ chồng anh M có hành vi giữ H ở lại cửa hàng là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của H; hành vi ghi hình rồi lan truyền thông tin H là người trộm cắp tài sản là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.

+ Trường hợp 2: Hành vi của anh C bắt, giữ anh A; hành vi chị B và anh C ép buộc anh A lên xe để chở về nhà chị B là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể; hành vi của anh C dùng tay đánh vào mặt anh A dẫn tới chảy máu là xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khoẻ.

Câu hỏi trang 129 KTPL 11Hãy nêu một số hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm khác mà em biết.

Lời giải:

Một số ví dụ về hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:

+ Hành vi hành hung, gây thương tích cho người khác.

+ Hành vi bắt người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

+ Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn cho người khác.

+ Hành vi làm nhục người khác trước mặt nhiều người.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 131

Giải KTPL 11 trang 132

Giải KTPL 11 trang 133

Giải KTPL 11 trang 134

1 344 02/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: