Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi a. Nhà ông M thường xuyên bị mất trộm

Trả lời Luyện tập 4 trang 134 KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 152 02/07/2023


Giải KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Luyện tập 4 trang 134 KTPL 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

a. Nhà ông M thường xuyên bị mất trộm. Một lần nọ, A vào nhà ông M trộm cắp tài sản nhưng bị ông M phát hiện và bắt giữ. Thay vì báo cho cơ quan công an để giải quyết thì ông M đã trói A lại để tra hỏi về các lần mà nhà ông M bị mất tài sản trước đây. Mặc dù A chỉ thừa nhận vào nhà ông M trộm cắp tài sản lần này, nhưng ông M vẫn giữ A tại nhà mình một ngày, sau đó ông M mới giao nộp A cho Cơ quan công an để xử lí.

b. Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của A, do có mâu thuẫn từ trước với anh H, anh C đã có lời lẽ lăng mạ anh H. Do bị xúc phạm trước đám đông, anh H bức xúc, rủ thêm các anh D, anh E chặn đường đánh anh C. Anh D từ chối tham gia vì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?

Lời giải:

Nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp:

+ Trường hợp a: Hành vi của ông M xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của A vì ông M đã tự ý trói, giữ trái phép A lại để tra hỏi.

+ Trường hợp b: Hành vi của anh H, anh E xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khoẻ của anh C. Hành vi của anh C xâm phạm đến quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự khi dùng lời lẽ lăng mạ anh H. Hành vi của anh D từ chối không tham gia là hành vi tuân thủ quyền được bảo hộ về sức khoẻ của người khác.

1 152 02/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: