Giải HĐTN 11 Chủ đề 3 (Kết nối tri thức): Rèn luyện bản thân

Với giải bài tập HĐTN 11 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 3.

1 9,199 04/05/2024


Giải HĐTN 11 Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân

Khám phá – kết nối (trang 21, 22, 23 Hoạt động trải nghiệm 11)

Hoạt động 1 trang 21 HĐTN 11: Tìm hiểu cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

1. Chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng mà em đã thực hiện.

Gợi ý:

- Những quy định chung của tổ, lớp, chi đoàn, trường, cộng đồng mà em đã tuân thủ.

- Những quy định em chưa thưởng xuyên thực hiện.

- Những khó khăn em đã gặp và cách khắc phục.

- …

Hướng dẫn:

Chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng mà em đã thực hiện là:

- Tuân thủ những quy định chung của tổ, lớp, chi đoàn, trường, cộng đồng.

- Luôn rèn luyện và phát triển các kĩ năng còn thiếu sót của bản thân.

- …

2. Thảo luận về biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

Gợi ý.

- Nhận thức được việc tuân thủ kỉ luật là tốt cho bản thân, tập thể và cộng đồng.

- Tạo thói quen tuân thủ kỉ luật, quy định.

- Nghiêm túc trong việc thực hiện.

Hướng dẫn:

- Biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng là:

+ Tạo thói quen tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

+ Nghiêm túc trong việc thực hiện nghiêm chỉnh nội quy tập thể.

+ …

Hoạt động 2 trang 21 HĐTN 11: Tìm hiểu biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

1. Chia sẻ về những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân

Gợi ý.

- Những việc em đã làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu về đạo đức, lối sống, học tập, sức khoẻ của bản thân.

- Sự cố gắng và kiên trì trong quá trình tự hoàn thiện của em.

Hướng dẫn:

Những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân:

+ Phát huy những điểm mạnh của bản thân.

+ Rèn luyện và khắc phục những điểm yếu và lối sống và sức khỏe.

+ Luôn học hỏi và nỗ lực hết mình để làm tốt các nhiệm vụ được giao.

+ …

2. Thảo luận để xác định hành động, việc làm biểu hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện

Gợi ý:

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống.

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện trong

học tập.

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về sức khoẻ.

Hướng dẫn:

Những hành động, việc làm biểu hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện là:

- Thực hiện kế hoạch ăn ngủ nghỉ theo đồng hồ sinh học từ bác sĩ.

- Tập thể dục hàng ngày để có một sức khỏe khỏe mạnh.

- …

Hoạt động 3 trang 22 HĐTN 11: Tìm hiểu cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

1. Chia sẻ về cách em đã thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Gợi ý.

- Cách thu hút, động viên bạn tự hoàn thiện về đạo đức, lối sống.

Ví dụ: Động viên các bạn tham gia diễn đàn về rèn luyện đạo đức, lối sống...

- Cách thu hút, động viên bạn tự hoàn thiện về học tập.

Ví dụ: Khích lệ bạn cố gắng trong học tập...

- Cách thu hút, động viên bạn tự hoàn thiện về sức khoẻ.

Ví dụ: Lôi cuốn bạn tham gia tập thể thao hằng ngày...

Hướng dẫn:

- Cách em đã thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân là:

+ Động viên các bạn tham gia diễn đàn về rèn luyện đạo đức, lối sống...

+ Khích lệ bạn cố gắng trong học tập...

+ Lôi cuốn bạn tham gia tập thể thao hằng ngày...

+ …

2. Thảo luận để xác định một số cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Gợi ý.

- Chủ động gần gũi, tâm sự để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

- Khích lệ, động viên các bạn phát huy khả năng, cố gắng hết sức.

- Giúp các bạn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện.

- Khuyên các bạn suy nghĩ tích cực và thay đổi vì tương lai của bản thân.

- …

Hướng dẫn:

- Một số cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản là:

+ Khích lệ, động viên các bạn phát huy khả năng, cố gắng hết sức.

+ Giúp các bạn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện.

+ Khuyên các bạn suy nghĩ tích cực và thay đổi vì tương lai của bản thân.

+ …

Hoạt động 4 trang 22 HĐTN 11: Tìm hiểu cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

1. Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau

Gợi ý:

- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.

- Cách ứng xử trong những tình huống đó.

Hướng dẫn:

- Cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau là:

+ Đối với các tình huống tiêu cực bản thân nên hít thở sâu và bình tĩnh để ứng xử tốt nhất.

+ Đối với các tình huống tích cực, xác định địa điểm và tình huống để bày tỏ sự vui mừng, phấn khích…

+ …

2. Thảo luận để xác định cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

Gợi ý.

– Điều chỉnh cảm xúc của bản thân (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu...).

- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp (ví dụ: nói về cảm xúc mà bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành không đề cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử; thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau...).

Hướng dẫn:

- Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau là:

+ Hít thở sâu, thể lỏng bản thân.

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu.

+ Tuân thủ các chuẩn mực ứng xử và phạm vi tình huống để bày tỏ thái độ.

+ …

Hoạt động 5 trang 23 HĐTN 11: Tìm hiểu về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

1. Chia sẻ về thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Gợi ý.

- Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các dự kiến chi tiêu trong kế hoạch

tài chính.

- Những điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính để đạt được

mục tiêu đã đặt ra.

- …

Hướng dẫn:

- Kế hoạch tài chính cá nhân:

+ Có nhiều thuận lợi cho những dự định tương lai.

+ Gặp một số những khó khăn về việc dự kiến chi tiêu.

+ …

2.Thảo luận để xác định cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

Gợi ý.

- Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra trong kế hoạch: Số tiền hiện có; số tiền cần tiết kiệm; số tiền cần chi tiêu; cách cải thiện chi tiêu.

- Ghi chép các khoản thu và chi.

- Điều chỉnh những khoản chi không thiết yếu hoặc tạo khoản thu nhập khá

- …

Hướng dẫn:

- Cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí là:

+ Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra trong kế hoạch: Số tiền hiện có; số tiền cần tiết kiệm; số tiền cần chi tiêu; cách cải thiện chi tiêu.

+ Ghi chép các khoản thu và chi.

+ Điều chỉnh những khoản chi không thiết yếu hoặc tạo khoản thu nhập khá

+ …

Rèn luyện (trang 23, 24, 25, 26 Hoạt động trải nghiệm 11)

Hoạt động 6 trang 23, 24 HĐTN 11: Rèn luyện tính kỉ luật.

1. Đề xuất cách giải quyết thể hiện tính kỉ luật trong các tình huống.

- Tình huống 1: Sáng Chủ nhật, nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện nếp sống văn minh. Do ngại tham gia nền Nam đã rủ Sơn đi đá bóng.

Nếu là Sơn, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Vì vội đến trường nên Hiền không mang theo giày thể thao để học trong giờ Giáo dục thể chất như quy định. Khi nhận ra điều này, dù đã đi được nửa quãng đường nhưng nếu quay về để lấy giày vẫn kịp giờ. Hiên rủ Hằng quay về nhưng Hằng nói: “Thôi kệ đi! Không ai để ý đâu".

Nếu là Hiền, em sẽ làm gì?

- Tình huống 3: Câu lạc bộ nghệ thuật mà Tùng tham gia được phân công biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Bảo vệ môi trường” vào sáng thứ Hai. Theo quy định của nhóm, Tùng phải đưa kịch bản cho các bạn vào ngày mai nhưng Tùng chưa viết xong. Tối nay, Tùng lại được mời đi xem một vở kịch mà bạn rất thích.

Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 4: Theo lịch, hằng tuần vào sáng Chủ nhật, mỗi gia đình đều phải có người tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Chủ nhật tuần này, mọi người trong gia đình Mai đều đi vắng, chỉ còn Mai ở nhà. Sáng hôm đó, Mai có bạn rủ đi chơi.

Nếu là Mai, em sẽ làm gì?

- Tình huống 5: Cuối tuần, cửa hàng trong khu vực nhà Hà ở có nhiều mặt hàng giảm giá mà gia đình Hà và nhiều gia đình khác đều cần. Bố mẹ bận đi thăm ông bà nên đưa tiền và dặn Hà những thứ cần mua. Hà ngủ quên nên lúc ra cửa hàng đã thấy mọi người xếp hàng dài. Đang sốt ruột và lo lắng khi đến lượt sẽ hết hàng cần mua, thì Hà nhìn thấy An đang sắp đến lượt quay lại vẫy Hà. Hà chạy lên, An rủ Hà chen đứng vào chỗ trên bạn ấy.

Nếu là Hà, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Nếu là Sơn, em sẽ không tham gia và khuyên Nam không nên vì ngại mà bỏ tham gia tuyên truyền. Nếu không tham gia, thứ nhất sẽ bị nhà trường kỉ luật, thứ hai là bản thân sẽ không biết được giá trị và vai trò của cuộc tuyên truyền này ảnh hưởng như thế nào đến người dân và chính bản thân mình.

- Tình huống 2: Nếu là Hiền, em sẽ bảo Hằng đi học trước, mình sẽ quay về lấy giày. Vì nếu tiết thể dục trong giờ không có giày sẽ vi phạm nội quy và bị phạt rất nặng.

- Tình huống 3: Nếu em là Tùng, em sẽ không đi xem phim mà ở nhà hoàn thành nốt nhiệm vụ được phân công. Vì công việc không chỉ ảnh hưởng đến một mình bạn mà còn ảnh hưởng đến thành tích của cả tập thể.

- Tình huống 4: Nếu là Mai, em sẽ tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm cùng với mọi người. Xong khi hoàn tất công việc mới hẹn bạn đi chơi.

- Tình huống 5: Nếu em là Hà, em sẽ từ chối chen hàng và đứng theo thứ tự. Vì như vậy là vi phạm quy tắc nơi công cộng.

2. Nhận xét, góp ý về cách giải quyết từng tình huống.

Hướng dẫn:

- HS trình bày cách giải quyết.

- Nhận sự góp ý của thầy cô và bạn bè về các hướng giải quyết.

Hoạt động 7 trang 24 HĐTN 11: Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.

1. Xây dựng kế hoạch

HĐTN 11 Kết nối tri thức Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân | Giải Hoạt động trải nghiệm 11

Hướng dẫn:

Kế hoạch nỗ lực tự hoàn thiện bản thân

TT

Mục tiêu

Biện pháp

Thời gian

Điều kiện người hỗ trợ

Kết quả mong đợi

1

Phát huy khả năng giao tiếp tốt

Tích cực giao lưu, kết bạn…

Hàng ngày

Đối tượng bạn tốt, cùng trang lứa…

Kết giao được nhiều bạn và khả năng giao tiếp ngày càng tiến bộ

2

Khắc phục tính nóng nảy

Hít thở sâu

Thả lỏng

Hàng ngày

Có sự giúp đỡ của bố mẹ và bạn bè.

Cải thiện được tính nóng nẩy

3

Thay đổi thói quen ngủ dậy muộn.

Báo thức dậy sớm sớm mỗi ngày.

Hàng ngày

Có sự giúp đỡ của bố mẹ và đồng hồ báo thức.

Dậy sớm vào mỗi ngày

2. Chia sẻ với bạn và hoàn thiện kế hoạch.

Hướng dẫn:

- HS chia sẻ kế hoạch.

- Lắng nghe và ghi nhận góp ý.

Hoạt động 8 trang 25 HĐTN 11: Thực hành một số biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

1. Lựa chọn và thực hiện biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân trong các trường hợp:

- Trường hợp 1:

Làm thường hành động theo ý thích của mình mà không quan tâm đến hậu quả. Để thể hiện bản thân và thoả mãn sở thích, cuối tuần vừa rồi, Lâm theo nhóm bạn đi đua xe và đã bị xử phạt hành chính. Nếu là bạn của Lâm, em sẽ làm gì?

- Trường hợp 2: Hạnh là người có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, bạn lại nhút nhát và không đặt cho mình mục tiêu phần đầu tự hoàn thiện bản thân. Nếu là bạn của Hạnh, em sẽ làm gì?

- Trường hợp 3: Khôi là người thông minh, giải quyết công việc và nhiệm vụ học tập nhanh nên mọi người đều cho rằng bạn có thể trở thành học sinh giỏi. Nhưng Khôi lại rất ham chơi điện tử, vì vậy, kết quả học tập của bạn chỉ đạt trung bình khiến bố mẹ, thầy cô chưa hài lòng.Nếu là bạn của Khôi, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn:

- Trường hợp 1: Nếu là bạn của Lâm, em sẽ khuyên bạn không nên tham gia các hoạt động nguy hiểm như vậy. Và kéo bạn tham gia vào các câu lạc bộ cùng thực hiện các hoạt động tập thể với mình.

- Trường hợp 2: Nếu là bạn của Hạnh, em sẽ thường xuyên tâm sự và chia sẻ với bạn về mục tiêu của mình. Sau đó là rủ Hạnh cùng mình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường.

- Trường hợp 3: Nếu em là bạn của Khôi, em sẽ khuyên bạn không nên chơi điện tử nữa, thay vào đó em sẽ tích cực rủ bạn tham gia vào câu lạc bộ đọc sách, học nhóm…

2. Nhận xét, góp ý về các biện pháp thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân trong từng trường hợp.

Hướng dẫn:

- HS trình bày các biện pháp thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- GV và các bạn khác lắng nghe và góp ý.

Hoạt động 9 trang 25, 26 HĐTN 11: Đề xuất cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

1. Thảo luận và đề xuất cách quản lí cảm xúc, ứng xử hợp lí trong các tình huống.

- Tình huống 1: Trời vừa mưa xong nên nước còn động trên một số đoạn đường đến trường. Khi Hướng đi ngang qua một vũng nước động không may có một người đàn ông đi xe máy qua làm bắn nước lên người. Người đó quay lại nhìn Hướng và cười khiến Hướng rất tức giận. Nếu là Hướng, em sẽ làm gì?

- Tình huống 2: Sinh tham gia dự án bảo vệ môi trường nên cần vào mạng tìm tài liệu. Khi Sinh đang miệt mài tìm kiếm các thông tin trên mạng, bố nhìn thấy và cho rằng Sinh đang lãng phí thời gian nên đã nặng lời với Sinh khiến bạn cảm thấy rất ấm ức.Nếu là Sinh, em sẽ làm gì?

- Tình huống 3 Minh, Dũng học cùng lớp với Nga. Cả hai bạn đều thám thích Nga. Dũng học giỏi hơn Minh nên tự tin là Nga thích mình hơn. Một hôm, Dũng nhìn thấy Minh đi cùng Nga, bạn cảm thấy ghen tức nên nói với Minh: “Kém hơn mà cũng đòi... để xem ai thắng”. Nếu là Minh, em sẽ làm gì?

- Tình huống 4. Tự biết sức học của bản thân chưa tốt nền Hàng luôn kiên trì, cố gắng phấn đấu. Bài kiểm tra cuối kì, bạn đã đạt được điểm cao ngoài mong đợi. Đang trong tâm trạng vui thì Lan nói với Hằng: “Chắc do may mắn thôi!". Hằng cảm thấy như bị dội gáo nước lạnh. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Nếu là Hướng, em sẽ bình tĩnh, nén cơn tức giận của mình xuống và coi như đây là một sự cố.

- Tình huống 2: Nếu là Sinh, em sẽ giải thích việc mình đang làm với bố, để bố hiểu và để bản thân không còn thấy ấm ức nữa.

- Tình huống 3: Nếu là Minh, em sẽ bình tĩnh nhắc Dũng không nên tự tin, háo thắng như vậy.

- Tình huống 4: Nếu là Hằng, em sẽ nói với Lan, mình đạt được điểm cao là do mình chăm chi học tập và luôn kiên trì cố gắng, may mắn chỉ là một phần nhỏ.

2. Chia sẻ suy nghĩ của em về cách quản lí cảm xúc và ứng xử trong những tình huống trên.

Hướng dẫn:

- HS trình bày các biện pháp thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- GV và các bạn khác lắng nghe và góp ý.

Hoạt động 10 trang 26 HĐTN 11: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

1. Xác định những cản trở trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch tài chính của bản thân.

Ví dụ: thói quen không kiểm soát chi tiêu, không có nguồn thu…

Hướng dẫn:

- Những cản trở trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch tài chính của bản thân là:

+ Chi tiêu hoang phí.

+ Không có nguồn thu.

+ …

2. Đề xuất cách thực hiện kế hoạch tài chính của bản thân hợp lí

Gợi ý.

- Tập thói quen theo dõi thưởng xuyên thu, chi cá nhân, đảm bảo chi tiêu theo kể

hoạch đặt ra.

- Ghi chép các khoản chi tiêu mỗi ngày; rà soát, cần nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lí.

- Tiết kiệm chi tiêu: chỉ chi những khoản chi cần thiết; chia sẽ dùng chung đồ đạc

với anh, chị em trong gia đình.

- Không bị cuốn theo các chương trinh khuyến mãi.

- Tìm cách tăng thu nhập (làm thêm, thanh li đồ cũ,...).

Hướng dẫn:

Cách thực hiện kế hoạch tài chính của bản thân hợp lí là:

- Tập thói quen theo dõi thưởng xuyên thu, chi cá nhân, đảm bảo chi tiêu theo kể

hoạch đặt ra.

- Ghi chép các khoản chi tiêu mỗi ngày; rà soát, cần nhắc điều chỉnh các khoản chi chưa hợp lí.

- Tiết kiệm chi tiêu: chỉ chi những khoản chi cần thiết; chia sẽ dùng chung đồ đạc

với anh, chị em trong gia đình.

- Không bị cuốn theo các chương trinh khuyến mãi.

- Tìm cách tăng thu nhập (làm thêm, thanh li đồ cũ,...).

3. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân

Hướng dẫn:

- HS dựa vào câu hỏi 2 của hoạt động 9 để xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

Vận dụng (trang 27 Hoạt động trải nghiệm 11)

Hoạt động 11 trang 27 HĐTN 11: Vận dụng các biện pháp và kế hoạch đã xác định.

- Thực hiện kế hoạch thay đổi thói quen tiêu cực để tuân thủ kỉ luật, quy định chung của nhà trường và cộng đồng.

– Áp dụng các biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp với mọi người hằng ngày.

- Thực hiện kế hoạch nỗ lực tự hoàn thiện bản thân của minh.

- Áp dụng các biện pháp thu hút các bạn cùng phần đầu hoàn thiện.

- Ghi chép lại những kết quả, cảm xúc khi thực hiện thành công, những khó khăn, cách em vượt qua những trở ngại đó và chia sẻ với thầy cô, các bạn.

Hướng dẫn:

- HS vận dụng các biện pháp và kế hoạch được gợi ý để áp dụng và thực hiện trong thực tiễn đời sống.

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ

- Tuân thủ đầy đủ quy định của nhóm, lớp, tập thể trưởng, cộng đồng.

- Xây dựng được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân và thể hiện được sự kiên trì, cố gắng thực hiện.

- Thu hút, vận động được ít nhất một bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

- Quản lí được cảm xúc của bản thân trong các tình huống.

- Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

- Thực hiện được mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân trên cơ sở điều chỉnh các khoản thu, chi một cách hợp lí.

Mức độ em đạt được: Đạt/Chưa đạt

Hướng dẫn:

- Mức độ em đạt được” Đạt.

1 9,199 04/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: