Giải Địa lí 8 trang 148 Chân trời sáng tạo
Với giải bài tập địa lí lớp 8 trang 148 trong Bài 15: Đặc điểm tự nhiên, môi trường và tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 8 trang 148
Giải Địa lí 8 trang 148 Chân trời sáng tạo
Trả lời:
- Đặc điểm về tự nhiên:
+ Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng.
+ Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ có sự thay đổi theo mùa. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C. Độ muối bình quân là 30 - 33%%. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau, như: nhật triều, bán nhật triều,…
- Đặc điểm về môi trường:
+ Chất lượng môi trường nước biển khá tốt; môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh; các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú.
+ Tuy nhiên, thời gian gần đây: môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
- Đặc điểm về tài nguyên: vùng biển Việt Nam rất giàu các tài nguyên sinh vật, khoáng sản và giàu tiềm năng để phát triển du lịch, khai thác năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
1. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo
Trả lời:
- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang ), đảo Phú Quý (Bình Thuận ),…
- Tên một số quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang),…
Trả lời:
* Đặc điểm
- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.
- Địa hình đảo và quần đảo:
+ Việt Nam có hàng nghìn đảo. Ba đảo lớn nhất nước ta là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ. Hệ thống đảo ven bờ tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.
+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.
Trả lời:
* Đặc điểm chung: Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
* Cụ thể:
- Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có xu hướng tăng dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
- Lượng mưa: trung bình trên biển từ 1100 đến 1300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền.
- Gió trên Biển:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế; các tháng còn lại: ưu thế thuộc về gió thổi theo hướng tây nam (riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng đông nam).
+ Gió mạnh hơn trên đất liền. Tốc độ trung bình đạt 5 - 6 m/s và cực đại tới 50 m/s.
+ Gió trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng biển theo mùa và sóng trên biển.
- Bão trên Biển Đông:
+ Thường được hình thành ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương hoặc ngay trên Biển Đông.
+ Trung bình mỗi năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Trả lời:
(*) Lựa chọn: trạm khí tượng Phú Quốc (Kiên Giang).
(*) Nhận xét:
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm của tại Phú Quốc là 27,2°C.
+ Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và 5 (khoảng 29°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và 1 (khoảng 26°C).
+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ (khoảng 3°C).
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, đạt 3098 mm với một mùa mưa và một mùa khô khá rõ.
+ Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 (khoảng 600 mm).
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (khoảng 10 mm).
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 15 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 148 Địa Lí 8: Dựa vào hình 15.1, hình 15.2 và thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét...
Câu hỏi trang 150 Địa Lí 8: Dựa vào hình 15.3 và thông tin trong bài, em hãy: Xác định hướng chảy...
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo