Giải Địa lí 8 trang 103 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 8 trang 103 trong Bài 2: Đặc điểm địa hình sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 8 trang 103

1 282 05/05/2023


Giải Địa lí 8 trang 103 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi.

Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của khu vực địa hình đồi núi

Trả lời:

- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

* Khu vực Đông Bắc:

+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).

* Khu vực Tây Bắc:

+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...

* Khu vực Trường Sơn Bắc:

+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.

* Khu vực Trường Sơn Nam:

+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.

- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:

+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;

+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.

Câu hỏi trang 103 Địa Lí 8Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng

Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy Trình bày đặc điểm của các khu vực

Trả lời:

Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

* Đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.

- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.

1 282 05/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: