Giải Địa lí 12 trang 144 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 144 trong Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 144 . 

1 36 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 144 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 144 Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục IV, hãy trình bày mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường ở vùng Đông Nam Bộ.

Lời giải:

- Phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường:

+ Phát triển kinh tế trong vùng đặt ra nhiều thách thức đến vấn đề bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững như: sự phát triển công nghiệp tập trung dẫn đến gia tăng trình độ ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, biển; phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm cũng tác động xấu tới môi trường đất, nước,…

+ Phát triển kinh tế theo hướng bền vững sẽ tác động tích cực và góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Kinh tế phát triển tạo nguồn đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện các dự án bảo vệ, cải tạo môi trường.

- Bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội:

+ Bảo vệ môi trường giúp các hoạt động kinh tế, đặc biệt các ngành công nghiệp, dịch vụ duy trì hoạt động và mang lại hiệu quả cao. Tạo ra môi trường trong lành cho các hoạt động xã hội, nhất là trong các đô thị lớn của vùng như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa,…

+ Giải quyết các vấn đề về quá tải hạ tầng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm ở các đô thị lớn sẽ giúp các hoạt động kinh tế - xã hội được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng cao,…

+ Bảo vệ môi trường biển, triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.

Luyện tập trang 144 Địa Lí 12: Chứng minh một số hoạt động kinh tế của vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước.

Lời giải:

Một số hoạt động kinh tế của vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước:

- Đứng đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp (chiếm 31,7% cả nước). Sản lượng khai thác dầu khí đứng đầu cả nước.

- Vùng có TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất cả nước.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng đứng đầu cả nước (chiếm trên 27% cả nước).

- Trị giá xuất khẩu luôn đứng vị trí hàng đầu cả nước.

- Bưu chính viễn thông phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao.

- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước. Đứng đầu cả nước về diện tích cao su (58,7%) và điều (61,3%).

- Lượng khách du lịch đứng đầu cả nước năm 2023 với hơn 65 triệu lượt khách, chiếm 54,2% tổng số khách du lịch của cả nước

Vận dụng trang 144 Địa Lí 12: Tìm kiếm thông tin, viết bài giới thiệu về tiềm năng phát triển của một ngành kinh tế ở Đông Nam Bộ (du lịch biển, khai thác dầu khí, cây công nghiệp, cây ăn quả).

Lời giải:

Tiềm năng phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ

- Vùng Đông Nam Bộ có đường bờ biển dài 350km, nhiều bãi tắm đẹp như: Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo... Khu vực này còn có nhiều tài nguyên du lịch sinh thái gắn liền với vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, không có mùa đông lạnh, ít thay đổi trong năm, mùa khô kéo dài thuận lợi phát triển du lịch biển.

- Vị trí nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ phía Tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng lưới đường bộ xuyên Á, phía Đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải, khu vực Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là du lịch.

- Với đường bờ biển dài, bãi cát thoai thoải, nước biển xanh trong, thành phố biển Vũng Tàu và huyện đảo Côn Đảo gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ với cảnh quan đảo đặc sắc, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điểm đến thu hút du khách. Cần Giờ là huyện duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, có rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam.

- Mỗi địa phương có biển, đảo ở Đông Nam Bộ đều là nơi hình thành, lưu giữ nhiều nét văn hóa gắn với lịch sử, đời sống của cư dân địa phương. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo để các địa phương xây dựng, khai thác thành các sản phẩm du lịch đậm nét văn hóa bản địa.

- Nhiều lễ hội dân gian của cư dân vùng biển đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tiêu biểu như Lễ hội nghinh Ông tại huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Lễ hội nghinh Ông đình Thắng Tam (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 135

Giải Địa lí 12 trang 141

1 36 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: