Giải Địa lí 12 trang 141 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 141 trong Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 141. 

1 31 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 141 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 141 Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục 1 và hình 29.2, hãy:

- Trình bày sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ.

- Xác định tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp của vùng.

Dựa vào nội dung mục 1 và hình 29.2, hãy: Trình bày sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ

Lời giải:

- Sự phát triển công nghiệp:

+ Năm 2021, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP, riêng công nghiệp chiếm 37,9%. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

+ Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng (còn hơn 4%), tăng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (đạt hơn 90% năm 2021).

+ Các ngành công nghiệp đa dạng, nổi trội là:

• Công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí: là ngành công nghiệp mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng đối với cả nước. Sản lượng khai thác dầu khí chiếm ưu thế sản lượng cả nước, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước và xuất khẩu. Khí tự nhiên khai thác từ 2 nguồn (khí đồng hành từ khai thác mỏ dầu và khí tự nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ). Là nguồn nhiên liệu ổn định, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện lớn trong vùng và cho các ngành khác.

• Công nghiệp sản xuất điện: gồm nhiệt điện, thủy điện, điện năng lượng tái tạo. Các nhà máy nhiệt điện chủ yếu chạy bằng nhiên liệu khí, lớn nhất là nhiệt điện Phú Mỹ (4000 MW), Bà Rịa, Thủ Đức, Hiệp Phước, Nhơn Trạch,… mở rộng công suất. Các nhà máy thủy điện gồm :Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW), Cẩn Đơn (77,6 MW), cung cấp nguồn điện năng đáng kể. Các nguồn năng lượng tái tạo khác đang được chú ý phát triển, nhất là năng lượng mặt trời.

• Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển mạnh, tập trung ở các trung tâm có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu.

• Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất đồ uống được phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng.

• Công nghiệp dệt, sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày, dép phát triển từ lâu, các mặt hàng ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại (tự động hóa, in 3D) nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

• Các ngành công nghiệp khác: sản xuất hóa chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,… được chú trọng phát triển.

+ Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn của cả nước: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một,… có cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành vai trò lớn với cả nước.

- Tên các ngành công nghiệp ở một số trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh: Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất hóa chất; sản xuất giày, dép; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; cơ khí; sản xuất kim loại; nhiệt điện.

Câu hỏi trang 141 Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục 2 và hình 29.2, hãy trình bày tình hình phát triển các ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ.

Dựa vào nội dung mục 2 và hình 29.2, hãy trình bày tình hình phát triển các ngành dịch vụ

Lời giải:

Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021). Các lĩnh vực dịch vụ đa dạng, phát triển hàng đầu cả nước.

- Giao thông vận tải đầy đủ loại hình:

+ Đường ô tô (các tuyến quốc lộ 1, 13, 51, 22, 14,…), các tuyến cao tốc được tăng cường và mở rộng như TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, các tuyến cao tốc đang được xây dựng như TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Biên Hòa – Vũng Tàu,...

+ Đường sắt: có tuyến đường sắt Thống Nhất

+ Đường sông, đường biển (bến cảng Cát Lái, Cái Mép, Thị Vải,…) và đường hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất năng lực vận chuyển đứng đầu cả nước, cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng).

+ Giao thông vận tải chất lượng tốt, đảm bảo kết nối nội, ngoại vùng và thế giới. TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất vùng và cả nước.

- Thương mại phát triển mạnh:

+ Nội thương: năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đứng đầu cả nước (chiếm 27%). Là vùng phát triển sớm và nhanh các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thương mại điện tử,…

+ Ngoại thương: trị giá xuất khẩu chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu cả nước 2021. TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là các địa phương có trị giá xuất khẩu lớn, luôn đứng đầu trong vùng và cả nước.

- Du lịch: ngày càng đóng vai trò quan trọng, năm 2020, lượng khách đạt 34,6 triệu lượt, năm 2021 do ảnh hưởng COVID-19 khách du lịch giảm mạnh, đến 2022, khách du lịch tăng trưởng mạnh, đạt trên 23,3 triệu lượt, chiếm gần 23% cả nước. Loại hình du lịch nổi bật là: du lịch đô thị, du lịch sinh thái,… TP Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, một số điểm thu hút khách du lịch khác như: Vũng Tàu, núi Bà Đen, cửa khẩu Mộc Bài, hồ Dầu Tiếng,…

- Bưu chính viễn thông: phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi đầu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao. Tài chính ngân hàng phát triển mạnh, đa dạng loại hình kinh doanh: hệ thống ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,… thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 135

Giải Địa lí 12 trang 144

1 31 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: