Giải Địa lí 12 trang 105 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 105 trong Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 105. 

1 143 10/05/2024


Giải Địa lí 12 trang 105 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 105 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, hoàn thành thông tin theo bảng dưới đây vào vở:

Dựa vào hình 24.2, xác định sự phân bố một số cây trồng, vật nuôi ở vùng Trung du

Lời giải:

Cây trồng, vật nuôi

Phân bố (tỉnh)

Chè

Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.

Cây ăn quả

Hà Giang, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Trâu

Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.

Sơn La, Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Hà Giang.

Vận dụng (trang 105)

Vận dụng trang 105 Địa Lí 12: Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để biên tập một video hoặc viết một bài giới thiệu ngắn về thế mạnh đó.

Lời giải:

Sưu tầm một số hình ảnh tiêu biểu thể hiện thế mạnh của vùng Trung du

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội; môi trường sinh thái lẫn quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ - nơi "địa đầu", "phên giậu", "lá phổi" của Tổ quốc; là vùng đất có bề dày lịch sử với nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số; có truyền thống cách mạng vẻ vang; là "cội nguồn dân tộc"; và "cái nôi của cách mạng Việt Nam"; là nơi có các di tích gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc ta như di tích đền Hùng (Phú thọ), Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu (Tuyên Quang), Điện Biên Phủ (Điện Biên)…; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong Vùng luôn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, thống nhất và có ý chí, quyết tâm cao.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng(11 triệu kW) chiếm 37% trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng giữa núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh... Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, một số sản phẩm ôn đới. Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận hậu, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn. Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên có độ cao 600 – 700 m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 99

1 143 10/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: