Giải Địa lí 12 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Dân số

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 7: Dân số sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 7.

1 404 06/05/2024


Giải Địa lí 12 Bài 7: Dân số

Giải Địa lí 12 trang 29

Mở đầu trang 29 Địa Lí 12: Dân số là nguồn lực quan trọng của các quốc gia. Những thế mạnh về dân số đã và đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Nước ta đã có chiến lược, giải pháp gì để phát triển dân số?

Lời giải:

- Đặc điểm dân số: dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên xu hướng giảm; xu hướng già hóa dân số, tỉ số giới tính khá cân bằng; nhiều thành phần dân tộc, chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.

- Chiến lược, giải pháp phát triển dân số:

+ Chiến lược: duy trì mức sinh thay thế, bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí, đảm bảo an ninh quốc phòng, hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Giải pháp: tăng cường quản lí nhà nước về công tác dân số, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dân số.

I. Đặc điểm dân số

Câu hỏi trang 29 Địa Lí 12: Dựa vào hình 7.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày quy mô và tình hình gia tăng dân số ở nước ta.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn về dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã

Dựa vào hình 7.1 và thông tin trong bài, hãy: Trình bày quy mô và tình hình gia tăng dân số ở nước ta

Lời giải:

- Quy mô và tình hình gia tăng dân số: là quốc gia đông dân với khoảng 98,5 triệu người (2021), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhờ chính sách dân số phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Thuận lợi và khó khăn về dân số: số dân đông tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, quy mô và số dân tăng thêm hằng năm gây nhiều sức ép về kinh tế - xã hội và môi trường.

Câu hỏi trang 30 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số ở nước ta.

- Giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

- Phân tích những thế mạnh, hạn chế của cơ cấu dân số nước ta.

Lời giải:

- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính:

+ Dân số có xu hướng già hóa, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng. Do sự phát triển kinh tế, điều kiện sống và các dịch vụ y tế được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân tăng, cùng với giảm tỉ lệ sinh. Gây sức ép lên vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo nguồn lao động và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

+ Tỉ số giới tính khá cân bằng với 99,4 nam/100 nữ (2021). Tỉ số giới tính khi sinh lại chênh lệch lớn, 112 bé trai/100 bé gái (2021). Do yếu tố tâm lí xã hội và mất cân bằng giới tính khi sinh. Gây ra những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

- Cơ cấu thành phần dân tộc:

+ Nước ta có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc), gồm Kinh, các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Mường, Khơ-me,… Dân tộc Kinh đông dân nhất, chiếm hơn 85%, các dân tộc thiểu số chiếm 15%. Có hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, là bộ phần không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn hướng về quê hương, đất nước.

+ Thành phần dân tộc đa dạng tạo nên sự phong phú, đặc sắc về văn hóa, đa dạng ngành nghề truyền thống; các dân tộc luôn đoàn kết, mang lại lợi thế lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.

+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các dân tộc gặp khó khăn.

Câu hỏi trang 31 Địa Lí 12: Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta.

Dựa vào hình 7.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta

Lời giải:

- Mật độ dân số trung bình khoảng 297 người/km2 (2021). Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất với 1091 người/km2, Tây Nguyên thấp nhất với 111 người/km2.

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trong nhiều thập kỉ qua có sự thay đổi đáng kể, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước. Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị là 37,1%, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%.

- Một số khu vực có sự phân bố dân cư chưa hợp lí, gây ra những khó khăn trong khai thác tài nguyên, giải quyết vấn đề việc làm.

II. Chiến lược và giải pháp phát triển dân số

Giải Địa lí 12 trang 33

Câu hỏi trang 33 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày chiến lược và những giải pháp phát triển dân số Việt Nam.

Lời giải:

- Chiến lược:

+ Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, các đối tượng.

+ Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có số dân dưới 10 nghìn người, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, duy trì cơ cấu dân số theo nhóm tuổi hợp lí.

+ Nâng cao chất lượng dân số, phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững, thích ứng với già hóa dân số.

+ Thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí, đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

+ Giải pháp:

+ Tăng cường quản lí nhà nước về công tác dân số, thực hiện chính sách dân số phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

+ Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số, đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục với các hình thức phù hợp đến toàn dân.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trong kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dân số, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững.

Luyện tập (trang 33)

Luyện tập 1 trang 33 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 7, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, năm 2009 và 2021. Rút ra nhận xét.

Dựa vào bảng 7, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, năm 2009 và 2021

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 7, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, năm 2009 và 2021

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đã có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2009 – 2021, thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi và từ 15 – 64 tuổi, tăng tỉ trọng nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên. Cụ thể:

+ Nhóm tuổi từ 15 – 64 tuổi chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng xu hướng giảm tỉ trọng, giảm từ 69,1% năm 2009 xuống chỉ còn 67,6% năm 2021, giảm 1,5%

+ Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đứng thứ 2, xu hướng giảm nhẹ, từ 24,5% năm 2009 xuống còn 24,1% năm 2021, giảm 0,4%.

+ Nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang có xu hướng tăng, tăng từ 6,4% năm 2009 lên 8,3% năm 2021, tăng 1,9%.

Luyện tập 2 trang 33 Địa Lí 12: Giải thích nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nước ta.

Lời giải:

- Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng vì đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng có sự khác nhau. Vùng đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, địa hình đồng bằng thích hợp sinh hoạt và sản xuất, tài nguyên đa đạng; ngược lại vùng Tây Nguyên là khu vực cao nguyên, cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật còn hạn chế, vùng núi khó khăn cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất.

- Sự phân bố dân cư chênh lệch giữa thành thị và nông thôn do dân cư tập trung tại các đô thị, thành phố để học tập, làm việc, các điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật đều hiện đại và phát triển hơn ở nông thôn. Ở thành thị có các tiện nghi, dịch vụ y tế, giáo dục phát triển, đáp ứng nhu cầu người dân.

Vận dụng (trang 33)

Vận dụng trang 33 Địa Lí 12: Tìm hiểu thông tin và viết báo cáo ngắn về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính và những tác động đến kinh tế - xã hội tại địa phương em sinh sống.

Lời giải:

Cơ cấu dân số tỉnh Thái Bình (tính đến 1/4/2019)

- Cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Số người từ 0-14 tuổi là 415.991 người, chiếm 22,4% tổng dân số.

+ Số người trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi) là 1.122.829 người chiếm 60,3% tổng dân số.

+ Số người trên 60 tuổi trở lên 321,707 người chiếm 17,3% tổng dân số. Trong đó số người trên 65 tuổi là 235.832 người chiếm 12,7% dân số.

- Cơ cấu dân số theo giới tính:

+ Dân số nam 905.408 người chiếm 48,67%;

+ Dân số nữ 955.039 người chiếm 51,33%

+ Tỉ số giới tính khi sinh 111,2 bé trai/100 bé gái

- Tác động đến kinh tế - xã hội:

+ Tỉnh Thái Bình nằm trong xu thế chung của cả nước dân số đang trong giai đoạn chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số (60+ tuổi chiếm 17,3% và 65+ tuổi chiếm 12,7% dân số) trong khi đó chưa có các giải pháp thích ứng, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và tạo môi trường vui chơi, giải trí cho người cao tuổi.

+ Tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng tăng và không ổn định gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát dân số, công tác tuyên truyền, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 8: Lao động và việc làm

Bài 9: Đô thị hoá

Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam

Bài 11: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 12: Vấn đề phát triển nông nghiệp

1 404 06/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: