Giải Địa lí 12 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế biển dối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Với giải bài tập Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế biển dối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12 Bài 29.

1 34 lượt xem


Giải Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế biển dối với an ninh quốc phòng ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi trang 127 Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển với tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Gợi ý nội dung báo cáo:

- Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Ý nghĩa của phát triển kinh tế biển với tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

II. CHUẨN BỊ

- Thu thập tư liệu từ internet, sách, báo, tạp chí, video,… để tìm hiểu thông tin về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển với an ninh quốc phòng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

- Xây dựng đề cương báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dug (giải quyết những vấn đề đặt ra trong phần mở đầu với các dữ liệu cụ thể, kèm hình ảnh, số liệu, bảng biểu,…) và phần kết luận.

III. GỢI Ý MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO

- Thu thập thông tin từ các website: https://www.gso.gov.vn/ ; https://chinhphu.vn/ ; https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ ;…

- Các nguồn tài liệu đã xuất bản như sách, báo, tạp chí,… có liên quan đến kinh tế biển và an ninh quốc phòng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

- Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng chú trọng phát huy kinh tế biển, gồm du lịch biển và khai thác thủy hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.

+ Sản lượng hải sản khai thác năm 2021 đạt 1167,9 nghìn tấn, sản lượng hải sản nuôi trồng đạt 92,5 nghìn tấn; số lượng tàu khai thác thủy hải sản biển có công suất từ 90 CV trở lên là 11.673 chiếc (chiếm 40,65% cả nước). Đặc biệt, vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định là nơi cho khai thác nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, tôm hùm, hải sâm...

+ Giao thông vận tải biển phát triển với nhiều cảng biển tổng hợp, cảng Vân Phong tương lai trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta. Năm 2021, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1,3 triệu tấn, tương ứng khối lượng hàng hóa luân chuyển là 666,8 triệu tấn.km.

+ Du lịch biển đảo rất phát triển, nhiều hoạt động du lịch đa dạng. Hằng năm, du lịch biển đảo thu hút khoảng 11,4% lượt khách quốc tế và khoảng 19,4% lượt khách nội địa so với cả nước. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm khoảng 12,5% cả nước năm 2021.

+ Khai thác khoáng sản biển: Nổi bật là muối với sản lượng đứng đầu cả nước; khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên đã được tiến hành, nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất 6,4 triệu tấn/năm đã đáp ứng 30% nhu cầu xăng, dầu của cả nước. Ngoài ra còn khai thác ti-tan, cát thủy tinh ở một số khu vực ven biển các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa,…

- Ý nghĩa của phát triển kinh tế biển với tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng ở Duyên Hải Nam Trung Bộ:

+ Việc phát triển kinh tế biển góp phần tăng cường tiềm lực nền kinh tế của vùng và của quốc gia, nâng cao vị thế đất nước trong đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định.

+ Các ngành kinh tế biển được đẩy mạnh phát triển, người dân bám biển là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; đảm bảo độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển của vùng là nền tảng quan trọng trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng của Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.

1 34 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: