Giải Địa lí 12 trang 102 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 12 trang 102 trong Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 12 trang 102. 

1 35 lượt xem


Giải Địa lí 12 trang 102 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 102 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 4 và hình 23.1, 23.2, hãy:

- Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

- Trình bày việc khai thác thế mạnh và hướng phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng.

Dựa vào thông tin mục 4 và hình 23.1, 23.2 hãy: Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển chăn nuôi

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Có một số cao nguyên khá bằng phẳng (Mộc Châu, Sơn La,…) nhiều đồng cỏ tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gia súc. Các điều kiện về khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.

+ Các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi đã được đầu tư ngày càng đồng bộ và hiện đại hơn. Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong chăn nuôi và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng.

- Việc khai thác thế mạnh:

+ Đã ứng dụng khoa học – công nghệ trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi đa dạng hơn, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp được phát triển rộng rãi. Các loại gia súc lớn phổ biến là trâu, bò, ngựa.

+ Đàn trâu: số lượng lớn nhất cả nước, các tỉnh nuôi nhiều: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La.

+ Đàn bò (lấy thịt và lấy sữa): có xu hướng tăng, các tỉnh có số lượng bò lớn là Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang. Sơn là có số lượng bò lớn nhất vùng với 373,3 nghìn con (chiếm 30,8% đàn bò cả vùng 2021). Bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu.

+ Chăn nuôi ngựa là nét đặc trưng của vùng. Các tỉnh có số lượng ngựa nhiều là Hà Giang, Lào Cai,…

- Hướng phát triển: phát triển vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh với quy mô phù hợp, hiệu quả cao dựa trên lợi thế của vùng; đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn để chủ động nguồn thức ăn, tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ trong chăn nuôi, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi.

III. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh

Câu hỏi trang 102 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục III và hình 23.1, hãy cho biết ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

- Vùng có diện tích rộng lớn, việc phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.

- Vùng tiếp giáp Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu thông thương. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.

- Vùng là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, là căn cứ địa cách mạng, phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Qua đó, ổn định an ninh xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh.

Luyện tập trang 102 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 23, hãy nhận xét về số lượng đàn trâu và đàn bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước.

Dựa vào bảng 23, hãy nhận xét về số lượng đàn trâu và đàn bò của vùng Trung du

Lời giải:

Nhìn chung, số lượng đàn trâu và đàn bò của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước đã có sự thay đổi trong giai đoạn 2010 – 2021, cụ thể:

- Tỉ lệ đàn trâu so với cả nước luôn chiếm trên 50%, tuy nhiên có sự giảm dần, từ 56,2% năm 2010, giảm xuống 55,9% năm 2015 và đến năm 2021 chỉ còn chiếm 55%.

- Tỉ lệ đàn bò so với cả nước đang có sự tăng lên, từ 17,1% năm 2010, tăng lên 19% năm 2021.

Vận dụng trang 102 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về một sản phẩm thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

Hà Giang: Nuôi ngựa bạch cho thu nhập cao

Ngựa bạch là loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngoài dùng xương để nấu cao, thịt ngựa bạch còn là thực phẩm có giá trị dược liệu trong phòng trị một số bệnh và có tác dụng bồi bổ sức khỏe nên giá bán thịt ngựa bạch thường khá cao, trung bình từ 420.000 – 450.000 đồng/kg. Tuy nhiên hiện nay loài ngựa này ngày càng khan hiếm nên các thương lái phải đặt trước cả năm trời mới có hàng để mua. Phát triển chăn nuôi ngựa bạch, tạo nguồn hàng hóa đặc sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát triển đàn ngựa trên địa bàn. Chăn nuôi ngựa bạch mang lại giá trị kinh tế rất cao, mỗi con ngựa bạch đến thời kỳ xuất bán để nấu cao (7 – 10 tuổi) giá trung bình từ 50 – 60 triệu đồng. Như vậy, hiệu quả về kinh tế - xã hội từ chăn nuôi ngựa bạch nhìn thấy rõ và có thể tin tưởng vào sự đổi thay mạnh mẽ trong đời sống người dân Hà Giang thông qua việc đẩy mạnh chăn nuôi loại gia súc mới này.

Xem thêm lời giải sách giáo khoa Địa lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Địa lí 12 trang 96

Giải Địa lí 12 trang 99

1 35 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: