Dựa vào thông tin mục 1 và hình 23.1, 23.2, hãy: Nêu thế mạnh về khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trả lời Câu hỏi trang 99 Địa Lí 12 sách Kết nối tri thức ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12.

1 104 29/04/2024


Giải Địa lí 12 Bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi trang 99 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 23.1, 23.2, hãy:

- Nêu thế mạnh về khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Trình bày hiện trạng khai thác, chế biến khoáng sản của vùng.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 23.1, 23.2 hãy: Nêu thế mạnh về khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Thế mạnh về khoáng sản:

+ Giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, các loại khoáng sản trữ lượng tương đối lớn, khả năng khai thác quy mô công nghiệp như: than (Lạng Sơn, Thái Nguyên), sắt (Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang), đồng (Sơn La, Bắc Giang), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng, Thái Nguyên), đất hiếm (Lai Châu), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi, đá xây dựng ở nhiều tỉnh, nước khoáng ở Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang.

+ Cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, ứng dụng các yếu tố khoa học – công nghệ mới, tiên tiến.

- Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản:

+ Một số khoáng sản được khai thác trong vùng: than( Thái Nguyên, Lạng Sơn), a-pa-tít (Lào Cai), đá vôi (Hòa Bình, Hà Giang), nước khoáng (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình). Một số khoáng sản khai thác quy mô nhỏ: chì – kẽm (Bắc Kạn), thiếc (Cao Bằng),…

+ Khoáng sản được khai thác là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác. Có một số nhà máy nhiệt điện than như Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW, Sơn Động (Bắc Giang) 220 MW, An Khánh (Thái Nguyên) 120 MW. Sản phẩ m công nghiệp chế biến khoáng sản nổi bật là xi măng, phân bón,…

+ Khai thác khoáng sản có tác động đến môi trường, cần hạn chế tác động xấu tới môi trường cũng như đối với các ngành khác mà vùng có nhiều tiềm năng.

1 104 29/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: