Em đồng tình hay không đồng tình: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do ngôn luận không bị giới hạn

Trả lời Luyện tập 1 trang 153 KTPL 11 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 147 02/07/2023


Giải KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Luyện tập 1 trang 153 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do ngôn luận không bị giới hạn.

b. Công dân có quyền sáng tạo sản phẩm báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí.

c. Công dân không bị giới hạn trong việc tiếp cận các loại thông tin.

d. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

e. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

Lời giải:

- Nhận định a.  Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013, việc thực thi quyền tự do ngôn luận của công dân không được xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

- Nhận định b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại Điều 10 Luật Báo chí năm 2016, công dân có quyền sáng tạo sản phẩm báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí.

- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vi theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, có một số loại thông tin công dân không được tiếp cận hoặc tiếp cận có điều kiện.

- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 10 Luật tiếp cận thông tin năm 2016, cơ quan nhà nước chỉ cung cấp những thông tin công dân được phép tiếp cận theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

- Nhận định e. Đồng tinh với nhận định e vi Hiến pháp năm 2013 nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

1 147 02/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: