Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, hãy: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta

Trả lời Câu hỏi trang 84 Địa Lí 12 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 12.

1 79 10/05/2024


Giải Địa lí 12 Bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Câu hỏi trang 84 Địa Lí 12: Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta.

- Lựa chọn 2 tuyến quốc lộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và kể tên các tỉnh có tuyến quốc lộ đó đi qua.

Dựa vào hình 21 và thông tin trong bài, hãy: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta

Lời giải:

- Sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải:

+ Có nhiều loại hình, được đầu tư phát triển nhanh và toàn diện. Số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển xu hướng tăng. Giao thông vận tải đường bộ có khối lượng vận chuyển lớn nhất.

+ Mạng lưới phát triển rộng khắp, các tuyến giao thông được mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển người và hàng hóa. Khu vực đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ mạng lưới giao thông vận tải cao hơn các khu vực khác do điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển,…

• Đường bộ (đường ô tô): hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp và mở rộng, chất lượng vận tải tăng nhanh, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến. Hình thành các tuyến đường huyết mạch theo hướng Bắc – Nam (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc – Nam), các tuyến cao tốc khác, các tuyến đường ven biển. Các trục chính theo hướng Đông – Tây (quốc lộ 8, 9 ,19 ,…) Kết nối với hệ thống đường bộ xuyên Á (kết nối với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia). Hình thành nhiều đầu mối giao thông, 2 đầu mối quan trọng là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

• Đường sắt: hình thành từ cuối thế kỉ XIX, áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ. Mạng lưới gồm các trục chính: Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn,… Kết nối với Trung Quốc qua tuyến liên vận Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai. Đang được cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại, tại các đô thị lớn, các tuyến đường sắt đô thị đang được đầu tư phát triển (Cát Linh – Hà Đông).

• Đường thủy nội địa: có khoảng 300 cảng thủy nội địa (2021). Các bến cảng, thiết bị giám sát, phương tiện vận chuyển được đầu tư phát triển. Tập trung chủ yếu ở một số hệ thống sông chính, miền Bắc có sông Hồng, sông Thái Bình, miền Nam có sông Đồng Nai và sông Mê Công, miền Trung có các tuyến nội địa trong từng tỉnh. Các tuyến chủ yếu hiện nay là Hải Phòng – Việt Trì, Hải Phòng – Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu – Cần Thơ,…

• Đường biển: có 34 cảng biển với 296 bến cảng (2021). Một số cảng quan trọng có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh,… Chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại hóa phương tiện vận tải, năng lực quản lí. Mạng lưới ngày càng mở rộng, phát triển các tuyến nội địa và thiết lập các tuyến vận tải quốc tế, quy hoạch bến cảng trung chuyển quốc tế tại Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa).

• Đường hàng không: có 22 cảng hàng không đang được khai thác, 10 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng nội địa. Đang xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cảng hàng không, sân bay không ngừng được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại. Một số cảng năng lực vận tải lớn là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

- 2 tuyến quốc lộ theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây các tỉnh đi qua:

+ Quốc lộ 1: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

+ Quốc lộ 19: Bình Định, Gia Lai

1 79 10/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: