Đọc thông tin sau về sông Nin và phụ lưu của sông Nin

Trả lời bài tập 4 trang 42 SBT Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10.

1 502 lượt xem


Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 12: Thủy quyền, nước trên lục địa

Bài tập 4 trang 42 SBT Địa lí 10: Đọc thông tin sau về sông Nin và phụ lưu của sông Nin:

Sông Nin (Nile) là sông dài nhất lục địa Phi, cũng là sông dài nhất thế giới (khoảng 6671 km), diện tích lưu vực đứng thứ 2 trên thế giới. Sông chảy qua hoang mạc Xa-ha-ra rồi đổ vào Địa Trung Hải. Sông có thời kì nước lớn nhất kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1, thời kì cạn nhất từ tháng 3 đến tháng 6.

Sông Nin có hai phụ lưu chính gồm: Sông Nin Trắng và sông Nin Xanh. Sông Nin Trắng có chế độ nước điều hoà, cung cấp 29% khối lượng dòng chảy cho sông Nin. Sông Nin Xanh xuất phát từ hồ Ta-na (Tana) ở Ê-ti-ô-pi-a (Ethiopia), cung cấp 57% khối lượng dòng chảy và có chế độ nước thất thường. Vào mùa lũ, nước sông Nin Xanh dâng lên khá cao.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 12: Thủy quyền, nước trên lục địa - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em hãy:

1. Xác định hai phụ lưu của sông Nin và nơi bắt nguồn của chúng.

...................................................................................................................

2. Cho biết con sông nào gây ra lũ của sông Nin.

...................................................................................................................

3. Mô tả chế độ nước của sông Nin (vào mùa cạn, mùa lũ).

...................................................................................................................

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Xác định hai phụ lưu của sông Nin và nơi bắt nguồn của chúng.

- Hai phụ lưu của sông Nin là sông Nin Trắng và sông Nin Xanh. Sông Nin Trắng bắt nguồn từ hồ Vích-to-ri-a nằm giữa U-gan-da và Tan-da-ni-a. Sông Nin Xanh bắt nguồn từ hồ Ta-na ở Ê-ti-ô-pi-a.

Yêu cầu số 2: Cho biết con sông nào gây ra lũ của sông Nin.

- Sông Nin Xanh là con sông gây ra lũ của sông Nin.

Yêu cầu số 3: Mô tả chế độ nước của sông Nin (vào mùa cạn, mùa lũ).

- Mùa lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1, mùa lũ nước lên tới trên 90000m3/s

- Mùa cạn từ tháng 3 đến tháng 6, mùa cạn lưu lượng nước còn lại 700m3/s

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Câu 1 trang 40 SBT Địa lí 10: Thuỷ quyển là .........., bao gồm nước biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển,...

Câu 2 trang 40 SBT Địa lí 10: Nước mặn chiếm chủ yếu trong thuỷ quyển, khoảng...

Câu 3 trang 40 SBT Địa lí 10: Nhận định nào sau đây không đúng...

Câu 4 trang 40 SBT Địa lí 10: Vào mùa mưa, lũ lên rất nhanh ở những vùng có cấu tạo bởi đá...

Câu 5 trang 40 SBT Địa lí 10: Hồ có nguồn gốc nội sinh gồm...

Câu 6 trang 40 SBT Địa lí 10: Hồ có nguồn gốc ngoại sinh gồm...

Câu 7 trang 40 SBT Địa lí 10: Nước ngầm tồn tại thường xuyên trong tầng...

Câu 8 trang 40 SBT Địa lí 10: Nước ngọt tồn tại dưới dạng băng, tuyết chiếm khoảng ............... lượng nước ngọt trên Trái Đất...

Câu 9 trang 40 SBT Địa lí 10: Nhận định nào sau đây đúng...

Câu 10 trang 40 SBT Địa lí 10: Nhận định nào sau đây không đúng...

Bài tập 2 trang 41 SBT Địa lí 10: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin sau...

Bài tập 3 trang 42 SBT Địa lí 10: Lan đang làm bài tập tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Em hãy giúp bạn tìm các ví dụ về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông vào bảng dưới đây...

Bài tập 4 trang 42 SBT Địa lí 10: Đọc thông tin sau về sông Nin và phụ lưu của sông Nin...

Bài tập 5 trang 44 SBT Địa lí 10: Em hãy sắp xếp và phân loại các hồ sau vào đúng vị trí của nó trong bảng phân loại dưới đây...

Bài tập 6 trang 44 SBT Địa lí 10: Em hãy liệt kê các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt. Trong các giải pháp đó, theo em giải pháp nào quan trọng và hiệu quả nhất? Em hãy vẽ một bức tranh về một giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt của mình vào ô dưới đây...

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Bài 13: Nước biển và đại dương

Bài 14: Đất

Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bổ của sinh vật

Bài 16: Thực hành: Phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất

Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

1 502 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: