Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 7 học kì 2

Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 7 học kì 2 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 10 học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 582 lượt xem
Tải về


Đề thi Lịch sử lớp 10 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 10 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 1

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh vào đáp án chính xác nhất

Câu 1: Tại sao thủ công nghiệp thời Nguyễn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc so với thời kì trước?

A. Do các làng nghề thủ công ở các địa phương phát triển mạnh.

B. Do nhà Nguyễn có những chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp.

C. Do thủ công nghiệp có điều kiện tiếp xúc với những kĩ thuật tiến bộ của phương Tây.

D. Do thợ thủ công ở nước ta dưới triều Nguyễn có tay nghề cao.

Câu 2: Những việc làm của nhà Nguyễn về quân sự, chính trị, xã hội nhằm thực hiện mục đích gì?

A. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.

B. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.

C. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.

D. Củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Câu 3: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

A. Do sự ngăn cản buôn bán với thương nhân Hoa kiều.

B. Do Việt Nam có nền công thương nghiệp lạc hậu.

C. Do sự ngăn cản buôn bán với thương nhân phương Tây.

D. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn.

Câu 4: Trước cách mạng, ở Anh nảy sinh mâu thuẫn mới giữa

A. quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.

B. nông dân với quý tộc mới.

C. quý tộc địa chủ với tư sản.

D. nông dân với quý tộc địa chủ.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?

A. Khai thác tài nguyên của người Anh.

B. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.

C. Biến Bắc Mĩ thành thuộc địa kiểu mới của Anh.

D. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.

Câu 6: Khi nước Anh trở thành nước cộng hòa, mọi quyền hành nằm trong tay giai cấp nào?

A. Quý tộc mới, tư sản và nông dân.

B. Tư sản và nông dân.

C. Quý tộc mới và tư sản.

D. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến.

Câu 7: Vì sao nói "Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất"?

A. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản tiêu biểu nhất các nước châu Âu.

B. Thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

C. Lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất, đưa tư sản lên cầm quyền.

D. Đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie.

Câu 8: Hai Đảng thay nhau lên nằm chính quyền ở Mĩ là

A. Tự do và Dân chủ.

B. Tự do và Cộng hòa.

C. Cộng hòa và Dân chủ.

D. Cộng hòa và Bảo thủ.

Câu 9: Đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh là

A. điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

B. luyện kim, hóa chất, đóng tàu.

C. khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu.

D. khai thác mỏ, luyện kim.

Câu 10: Tại sao đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?

A. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi.

B. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng.

C. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.

D. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa.

Phần II. Tự luận

Câu 1: (2,5 điểm) Biểu hiện của chế độ “phong kiến tập quyền” thể hiện như thế nào trong triều đại nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX?

Câu 2: (2,5 điểm) Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên lại diễn ra ở Anh? Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII là gì?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I: Trắc nghiệm

1-C

2-B

3-C

4-D

5-C

6-C

7-C

8-C

9- A

10-C

Phần II. Tự luận

Câu 1:

HS cần mô tả và phân tích được biểu hiện của tính tập quyền của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương. (0,5 điểm)

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long) nhằm củng cố quyền lực. (0,5 điểm)

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ. (0,5 điểm)

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức. (0,5 điểm)

- Thực hiện chính sách đối ngoại thuần phục nhà Thanh, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây. (0,5 điểm)

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Câu 2:

Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:

- Nhờ sự thắng lợi của cách mạng tư sản Anh. (0,25 điểm)

- Tạo điều kiện cho cách mạng trong sản suất. (0,25 điểm)

- Công nghiệp phát triển mạnh. (0,25 điểm)

- Tiến bộ về kĩ thuật và diễn ra sự tích lũy cơ bản sớm hơn. (0,25 điểm)

- Dựa vào sự bóc lột trong nước kếp hợp với việc buôn bán cướp bóc ở các thuộc địa. (0,25 điểm)

Diễn ra ở nghành dệt vì :

- Đây là ngành công nghiệp truyền thống của Anh.

- Thu hồi vốn nhanh và có thì trường tiêu thụ rộng.

Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp là:

Về kinh tế:

- Nâng cao năng suất lao động, khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. (0,25 điểm)

- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời. (0,25 điểm)

- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác. (0,25 điểm)

+ Nông nghiệp: Phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Cơ giới hóa nông nghiệp.

Về xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp mới là: (0,5 điểm)

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 10 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 2

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh vào đáp án chính xác nhất:

Câu 1: Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây?

A. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán.

B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây.

C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực.

D. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây.

Câu 2: Nội dung không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền?

A. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.

B. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

C. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để phát triển kinh tế.

D. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng.

Câu 3: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

A. Siết chặt ách thống trị đối với nhân dân; đóng kín, bảo thủ, mù quáng.

B. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là "Thiên triều".

C. Đàn áp nhân dân, thần phục nhà Thanh.

D. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

Câu 4: Khi đến Bắc Mĩ, thực dân Anh đã đối xử với người In-đi-an ở đây như thế nào?

A. Bắt họ làm nô lệ cho thực dân Anh.

B. Đưa họ sang châu Phi để khai khẩn đồn điền.

C. Bắt họ phải theo phong tục, tập quán của Anh.

D. Tiêu diệt, đuổi họ vào rừng sâu để chiếm vùng đất đai phì nhiêu.

Câu 5: Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố đây là cuộc cách mạng

A. do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. đem lại quyền lợi cho giai cấp lãnh đạo, quyền lợi của nông dân không được đáp ứng.

D. đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

Câu 6: Trong xã hội Pháp, Đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp

A. công nhân, nông dân và thợ thủ công.

B.  sản, nông dân, bình dân thành thị.

C. thợ thủ công, quý tộc phong kiến.

D. tư sản, nông dân.

Câu 7: Vì sao ngày 27/7/2794, tư sản phản cách mạng tiến hàng cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?

A. Muốn giành và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

B. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng.

C. Đấu tranh để giành quyền lực về trong tay.

D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển và giành quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 8: Tầng lớp nào nắm quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

B. Bọn quân phiệt hiếu chiến.

C. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.

D. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.

Câu 9: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc

A. cho vay lãi.

B. ngân hàng.

C. quân phiệt và hiếu chiến.

D. thực dân.

Câu 10: Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"?

A. Pháp chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi.

B. Pháp thu nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu tư bản cho vay lãi nặng .

C. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài.

D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay với lãi xuất thấp.

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày tổ chức chính quyền, quân đội, luật pháp và chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

Câu 2: (2,5 điểm) Tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như thế nào? Tại sao cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển của Pháp chậm lại?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I: Trắc nghiệm

1-D

2-C

3-A

4-D

5-C

6-B

7-D

8-A

9- A

10-B

Phần II. Tự luận

Câu 1:

* Tổ chức chính quyền

- Cấp trung ương: Nhà vưa trực tiếp điều hành mọi công việc hệ trọng của đất nước, từ trung ương xuống địa phương.

- Cấp địa phương: Chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc. Đứng đầu tỉnh là tổng đóc, dưới có tuần phủ.

* Quân đội:

- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng.

- Xây dựng các thành trì vững chắc.

* Luật pháp: Năm 1815 cho ban hành bộ “Hoàng triều luật lệ” với phần lớn nội dung mô phỏng theo bộ luật nhà Thanh.

* Ngoại giao

- Thần phục nhà Thanh.

- Đóng cửa không giao tiếp với phương Tây.

Câu 2:

- Tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng từ năm 1870, Pháp tụt xuống hàng thứ tư trên thế giới. (0,5 điểm)

+ Tư bản Pháp phát triển mạnh về khai mỏ , luyện kim, xuất khẩu tư bản... Nhiều công ty độc quyền đã ra đời. (1 điểm)

- Đặc điểm: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

- Về chính trị: đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Pháp là để quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh).

- Cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển của Pháp chậm lại vì: (1 điểm)

+ Nước Pháp sớm phát triển, máy móc đã lạc hậu.

+ Tư bản Pháp tập trung dùng tiền cho vay lãi mà không đầu tư cải tiến máy móc trong nước do việc cho vay lãi thu được lợi nhuận cao hơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 10 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 3

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án chính xác nhất

Câu 1: Nhân tố nào là điều kiện để việc buôn bán ở nước ta diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?

A. Nông nghiệp phát triển.

B. Thị trường dân tộc thống nhất.

C. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh.

D. Chính sách trọng thương của nhà nước.

Câu 2: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

A. Do sự ngăn cản buôn bán với thương nhân Hoa kiều.

B. Do Việt Nam có nền công thương nghiệp lạc hậu.

C. Do sự ngăn cản buôn bán với thương nhân phương Tây.

D. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?

A. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ.

B. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50.

C. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia.

D. Đều bị triều đình dập tắt.

Câu 4: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.

B. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫnkhông thể giải quyết được.

C. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 5: Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp là

A. Tăng lữ, Quý tộc, Nông dân.

B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Quý tộc, Tư sản, Nông dân.

D. Nông dân, Tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 6: Biện pháp nào của phái Gia-cô-banh đã mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?

A. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

B. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

C. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 7: Vì sao sự kiện đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền nhà vua nước Pháp.

B. Chế độ phong kiến bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi.

C. Đây là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.

D. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri - trung tâm của nước Pháp.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức?

A. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

D. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, Anh là "công xưởng của thế giới".

Câu 9: Điểm khác nhau trong chính sách xuất khẩu tư bản của Pháp so với Anh là

A. cho các nước nghèo vay.

B. đầu tư để phát triển thuộc địa.

C. cho tất cả các thuộc địa.

D. cho vay lãi để thu lợi nhuận

Câu 10: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc

A. thực dân.

B. cho vay lãi.

C. quân phiệt và hiếu chiến.

D. bành trướng.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2,5 điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễm có những công lao gì đối với dân tộc?

Câu 2: (2,5 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cách mạng 1905-1907 ở Nga? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I: Trắc nghiệm

1-C

2-D

3-A

4-D

5-B

6-D

7-B

8-D

9- D

10-A

Phần II. Tự luận

Câu 1:

HS cần trình bày được những chính sách tái lập chế độ phong kiến và đánh giá những điểm tích cực của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc:

* Nhà Nguyễn tái thiết lập chế độ phong kiên: (1 điểm)

- Giữa năm 1802, Nguyễn Ảnh kéo quân ra Bắc rồi tiên về Thắng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn bị lật đổ.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc; xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

* Công lao của nhà Nguyễn: (1,5 điểm)

- Hoàn thành thống nhất đất nước, tạo điều kiện để thuận lợi cho đất nước phát triển.

- Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

- Mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-Có nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng Nga 1905-1907 là: (1 điểm)

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

 * Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì: (1,5 điểm)

- Kẻ thù của cách mạng là chế độ phong kiến Nga hoàng.

- Lãnh đạo của cách mạng là Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Đảng vô sản).

- Lực lượng: công nhân, binh lính và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 10 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án đề số 4

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án chính xác nhất

Câu 1: Chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả, vì

A. chính sách này đã được thực hiện bởi nhà Lê Sơ.

B. ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ.

C. nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn.

D. nông dân bị trói buộc vào ruộng đất.

Câu 2: Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì?

A. Làm cho ngoại thương không phát triển.

B. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam.

C. Khiến cho nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

D. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều.

Câu 3: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.

B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.

C. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.

D. Mâu thuẫn gay gắt dưới triều đình Nguyễn với nhân dân.

Câu 4: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời với sự hình thành của hai giai cấp mới là

A. tư sản và vô sản.

B. địa chủ và vô sản.

C. địa chủ và nông dân.

D. tư sản và nông dân.

Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ?

A. Khai thác tài nguyên của người Anh.

B. Chiếm đất đai mở rộng thị trường.

C. Biến Bắc Mĩ thành thuộc địa kiểu mới của Anh.

D. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa.

Câu 6: Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. xã hội phong kiến đã mất hết vai trò lịch sử.

B. trong lòng xã hội phong kiến đã chất chứa nhiều mâu thuẫnkhông thể giải quyết được.

C. trong lòng xã hội phong kiến đã có chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. trong lòng xã hội phong kiến đã hình thành và phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 7: Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở Pháp?

A. Tư sản.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Thợ thủ công.

Câu 8: Hai Đảng thay nhau lên nằm chính quyền ở Mĩ là

A. Tự do và Dân chủ.

B. Tự do và Cộng hòa.

C. Cộng hòa và Dân chủ.

D. Cộng hòa và Bảo thủ.

Câu 9: Nguyên nhân nào đưa đến sự ra đời của các công ti độc quyền ở Đức?

A. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng trong các ngành kinh tế.

B. Đức ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.

C. Đức đầu tư mạnh vào việc xuất khẩu tư bản vào các nước thuộc địa.

D. Nước Đức thống nhất, nền nông nghiệp phát triển nhanh (đứng đầu Châu Âu).

Câu 10: Cuối thế kỉ XIX, tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. đầu tư vào thuộc địa.

D. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

Phần II. Tự luận

Câu 1: (2,5 điểm) Đặc điểm của thủ công nghiệp thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào? Tại sao thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XX không tạo ra những điều kiện cơ bản về tư bản chủ nghĩa như các quốc gia phương Tây?

Câu 2: (2,5 điểm) Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I: Trắc nghiệm

1-B

2-B

3-D

4-A

5-C

6-D

7-B

8-C

9- A

10-D

Phần II. Tự luận

Câu 1:

- Đặc trưng thủ công nghiệp:

+ Nhìn chung, thủ công nghiệp thời Nguyễn có những bước tiến mới, trong đó thủ công nghiệp nhà nước giữ vai trò quan trọng với nhiều công xưởng và ngành nghề khác nhau như làm gạch ngói, làm đồ pha lê…

+ Thủ công nghiệp dân gian cũng phát triển với nhiều làng nghề như: làm gốm, sành, sứ; làm pháp; in tranh dân gian… Ở các đô thị cũng xuất hiện nhiều phường thủ công.

+ Tuy nhiên, các làng nghề và phường thủ công không phát triển mạnh để làm công trường thủ công cho tư bản chủ nghĩa ra đời như ở phương Tây mà vẫn mang đặc trưng của chế độ phong kiến lạc hậu.

- Nguyên nhân thủ công nghiệp không phát triển mạnh đó là do: chế độ công tượng hà khắc, việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

Câu 2:

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vì:

+ Giai cấp lãnh đạo: Tư sản, chủ nô

+ Mục tiêu: Lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc

+ Lực lượng cách mạng: Quần chúng cách mạng

+ Hình thức: chiến tranh giành độc lập

+ Kết quả, ý nghĩa: Giành độc lập, xác lập liên bang

+ Xu hướng phát triển: phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa

Xem thêm các bộ đề thi Lịch sử 10 chọn lọc, hay khác:

1 582 lượt xem
Tải về