Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử lớp 7 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử lớp 7 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 10 học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 385 lượt xem
Tải về


Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 năm 2022 có ma trận (1 đề)

 

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TL

Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

10%

1/2

1,5đ

15%

1

0,5đ

5%

 

 

 

1/2

10%

4

40%

Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

10%

 

2

10%

1/2

10%

 

1/2

1,5đ

15%

 

5

45%

Các nước Âu – Mĩ từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5đ

5%

 

1

0,5đ

5%

 

1

0,5đ

5%

 

 

3

1,5đ 15%

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ

5

2,5đ

25%

1/2

1,5đ

15%

4

20%

1/2

10%

1

0,5đ

5%

1/2

1,5đ

15%

1/2

10%

12

10đ

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Học kỳ 2 Lịch sử lớp 10 năm 2022 có ma trận đề số 1

Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án chính xác nhất

Câu 1: Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào?

A. Khuyến khích các thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán.

B. Không khuyến khích cũng không hạn chế buôn bán, giao lưu với phương Tây.

C. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp.

D. Thực hiện "bế quan tỏa cảng", không chấp nhận quan hệ ngoại giao.

Câu 2: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn đã

A. bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên chúa giáo.

B. độc tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác.

C. loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình.

D. phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo.

Câu 3: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.

B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.

C. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.

D. Mâu thuẫn gay gắt dưới triều đình Nguyễn với nhân dân.

Câu 4: Các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đấu tranh nhằm

A. giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.

B. tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.

C. thành lập một nước cộng hòa.

D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.

Câu 5: Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng

A. vô sản.

B. dân chủ nhân dân.

C. giải phóng dân tộc.

D. tư sản.

Câu 6: Vì sao ngày 27/7/2794, tư sản phản cách mạng tiến hàng cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?

A. Muốn giành và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

B. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng.

C. Đấu tranh để giành quyền lực về trong tay.

D. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển và giành quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 7: Vì sao sự kiện đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Ba-xti tượng trưng cho uy quyền nhà vua nước Pháp.

B. Chế độ phong kiến bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi.

C. Đây là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.

D. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri - trung tâm của nước Pháp.

Câu 8: Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc

A. thực dân.

B. cho vay lãi.

C. quân phiệt và hiếu chiến.

D. bành trướng.

Câu 9: Mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với các đế quốc "trẻ" (Đức, Mĩ) là

A. sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc "già".

B. hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.

C. sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc "trẻ".

D. sự phát triển kinh tế không đều nhau.

Câu 10:  Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Kinh tế công nghiệp phát triển.

B. Sự hình thành các công ti độc quyền.

C. Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa.

D. Sự phát triển kinh tế và thuộc địa không đều nhau.

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1 (2,5 điểm): Nhà Nguyễn đã làm gì để xây dựng và phát triển kinh tế? Những chính sách kinh tế của nhà Nguyễn có điểm tích cực và hạn chế như thế nào?

Câu 2 (2,5 điểm): Cuộc cách mạng tư sản Pháp có những điểm tích cực và hạn chế nào? Tại sao nói Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần I: Trắc nghiệm

1-D

2-B

3-D

4-A

5-D

6-D

7-B

8-A

9- B

10-B

Phần II. Tự luận

Câu 1 (2,5 điểm)

* Nông nghiệp (1 điểm):

- Tích cực:

+ Nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.

+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.

- Hạn chế:

+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.

* Thủ công nghiệp (1 điểm):

- Tích cực:

+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Hạn chế:

+ Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

* Thương nghiệp (0,5 điểm):

- Tích cực:

+ Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.

- Hạn chế:

+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Câu 2 (2,5 điểm):

* Tích cực (ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp): (0,5 điểm)

- Cách mạng tư sản Pháp thành công, đã đem lại những bước phát triển về khoa học kỹ thuật và xã hội như:

+ Về mặt kỹ thuật: Phát minh ra máy móc công nghiệp như máy dệt, máy hơi nước, vào những năm 80 của thế kỷ XVIII đã xuất hiện các nhà máy hơi nước…

+ Về mặt xã hội: Đã loại bỏ tàn dư của của chế độ phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa được thiết lập gồm 2 giai cấp cơ bản: giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản.

- Đối với thế giới (0,5 điểm)

+ Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã loại bỏ những rác rưởi của chế độ phong kiến Pháp; đồng thời, góp phần làm lung lay chế độ phong kiến ở châu Âu.

+ Cách mạng tư sản Pháp thành công là nguồn động lực to lớn, cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước trên thế giới. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mỹ.

* Hạn chế: (0,5 điểm): chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi

* Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì: (1 điểm)

- Cách mạng Pháp đã xoá bỏ tình trạng cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất.

- Nó lật đổ chế độ phong kiến, người nông dân được giải phóng.

- Dưới thời chuyên chính Gia-cô-banh đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp phát triển nhanh chóng sau cách mạng.

Xem thêm các bộ đề thi Lịch sử 10 chọn lọc, hay khác:

1 385 lượt xem
Tải về