Đề minh họa năm 2022 môn Lịch Sử có đáp án
Để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022, bộ đề thi minh họa năm 2022 môn Lịch Sử có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi từ đó có kế hoạch ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch Sử THPT Quốc gia 2022.
Đề minh họa năm 2022 môn Lịch Sử có đáp án
A. Đề minh họa năm 2022 môn Lịch sử có đáp án
B. Đáp án chi tiết đề minh họa 2022 môn Lịch Sử
1-C |
2-C |
3-A |
4-D |
5-B |
6-B |
7-D |
8-C |
9-D |
10-A |
11-B |
12-A |
13-A |
14-A |
15-B |
16-B |
17-B |
18-A |
19-A |
20-D |
21-B |
22-D |
23-C |
24-D |
25-D |
26-A |
27-B |
28-B |
29-C |
30-C |
31-D |
32-B |
33-C |
34-C |
35-C |
36-D |
37-C |
38-A |
39-A |
40-C |
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 17.
Cách giải:
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), Liên bang Nga được kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 114.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1939-1945, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập ở Việt Nam.
Chọn C.
Câu 3 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 194.
Cách giải:
Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
Chọn A.
Câu 4 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 150.
Cách giải:
Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Chọn D.
Câu 5 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 49.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1973-1991, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki.
Chọn B.
Câu 6 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 125.
Cách giải:
Một trong những biện pháp về tài chính nhằm xây dựng chế độ mới ở Việt Nam những năm 1945-1946 là quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam.
Chọn B.
Câu 7 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 141.
Cách giải:
Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là thông qua Báo cáo chính trị.
Chọn D.
Câu 8 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42.
Cách giải:
Trong nửa sau những năm 40 của thế kỉ XX, Mĩ nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới.
Chọn C.
Câu 9 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 62.
Cách giải:
Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989).
Chọn D.
Câu 10 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 170.
Cách giải:
Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là Bình Gĩa.
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 11, nội dung Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Cách giải:
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Huế thất bại thuộc bối cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.
Chọn B.
Câu 12 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 39.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh có phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài là Côlômbia.
Chọn A.
Câu 13 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 163.
Cách giải:
Ở miền Nam Việt Nam, phong trào Đồng khởi (1959-1960) bùng nổ trong bối cảnh cách mạng gặp muôn vàn khó khăn.
Chọn A.
Câu 14 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 86.
Cách giải:
Năm 1929, Việt Nam Quốc dân đảng có hoạt động tổ chức ám sát Badanh ở Hà Nội.
Chọn A.
Câu 15 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94.
Cách giải:
Về kinh tế, các xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
Chọn B.
Câu 16 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 76.
Cách giải:
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác mỏ than.
Chọn B.
Câu 17 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 173.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ mở các cuộc hành quân tìm diệt ở miền Nam Việt Nam.
Chọn B.
Câu 18 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31.
Cách giải:
Mianma là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chọn A.
Câu 19 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5.
Cách giải:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2-1945), quân đội Mĩ chiếm đóng khu vực Tây Béclin.
Chọn A.
Câu 20 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 207.
Cách giải:
Trong khoảng thời gian những năm 1975-1979, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Chọn D.
Câu 21 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 11.
Cách giải:
Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập tổ chức Hội Duy tân.
Chọn B.
Câu 22 (NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69.
Cách giải:
Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa (diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.
Chọn D.
Câu 23 (TH):
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, B, D loại vì ba phương án trên phản ánh đúng mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
C chọn vì chiến tranh cục bộ diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) Chọn C.
Câu 24 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập, điều đó đã góp phần thay đổi bản đồ chính trị thế giới.
Chọn D.
Câu 25 (TH):
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì Chiến tranh đặc biệt nằm trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B loại vì đó là ý nghĩa của kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
C loại vì Hiệp định Gionevo về Đông Dương thuộc giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
D chọn vì trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965), quân dân miền Nam Việt Nam đã đánh thắng chiến thuật trực thăng vận của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Chọn D.
Câu 26 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, trong đó giai cấp công nhân phát triển mạnh, tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Chọn A.
Câu 27 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939 – 1945.
Chọn B.
Câu 28 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, dẫn đến sự ra đời của nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Sự thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa với nước Nga mà còn có ý nghĩa với các nước thuộc địa Nga. Từ ý nghĩa to lớn đó, Nguyễn Ái Quốc đã biết đến nước Nga, chủ nghĩa Mac Lenin và tìm ra được con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – đó là cách mạng vô sản.
Chọn B.
Câu 29 (TH):
Phương pháp: Suy luận, loại trừ đáp án.
Cách giải:
A, B, D loại vì ba phương án trên phản ánh đúng các hoạt động diễn ra trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam.
C chọn vì kháng Nhật cứu nước diễn ra trong giai đoạn 1939 – 1945.
Chọn C.
Câu 30 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Tận dụng hiệu quả các cơ hội từ bên ngoài là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1950-1973.
Chọn C.
Câu 31 (TH):
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì những năm 20 của thế kỉ XX chưa xây dựng căn cứ địa cách mạng.
B loại vì khởi nghĩa Yên Bái thuộc hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng – tổ chức của giai cấp tư sản.
C loại vì những năm 20 của thế kỉ XX chưa có mặt trận dân tộc thống nhất.
D chọn vì các tổ chức yêu nước và các mạng đầu thế kỉ XX như Tân Việt Cách mạng đảng, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có thành phần là những sinh viên, trí thức, nhà văn, nhà báo… thuộc lực lượng tiểu tư sản.
Như vậy, vai trò của lực lượng tiểu tư sản trí thức Việt Nam trong phong trào dân tộc những năm 20 của thế kỉ XX là góp phần gây dựng một số tổ chức yêu nước và cách mạng
Chọn D.
Câu 32 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Ngày 6/1/1946, 90% cử tri nước ta đi bỏ phiếu, bầu 333 đại biểu Bắc – Trung – Nam vào Quốc hội.
Ngày 9/11/1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua.
Như vậy, Công cuộc xây dựng chế độ mới của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đạt được thành quả bộ máy chính quyền các cấp hợp pháp, hợp hiến từng bước được xây dựng và củng cố.
Chọn B.
Câu 33 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì là cuộc tập dượt đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Chọn C.
Câu 34 (TH):
Phương pháp: Giải thích.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất của mỗi nước Đông Dương vì muốn phát huy sức mạnh của từng quốc gia để giải phóng chính mình.
Chọn C.
Câu 35 (VD):
Phương pháp: So sánh.
Cách giải:
A loại vì trong Cách mạng tháng Tám lực lượng vũ trang không giữ vai trò quyết định thắng lợi.
B loại vì Cách mạng tháng Tám nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc.
C chọn vì cả Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Mĩ đều sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại chủ nghĩa thực dân.
D loại vì Cách mạng tháng Tám không chịu tác động trực tiếp của hệ thống xã hội đối laajo.
Chọn C.
Câu 36 (VD):
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Sau Cách mạng tháng Tám, lực lượng quân đội Đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có Trung Hoa Dân Quốc theo sau là Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu lật đổ chính quyền còn non trẻ của ta. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có 1 vạn quân Anh tiếp tay cho thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần 2.
Chọn D.
Câu 37 (VD):
Phương pháp: Phân tích, lựa chọn phương án.
Cách giải:
A loại vì các giai cấp không đồng thời xuất hiện cùng một thời điểm.
B loại vì ngành công nghiệp đã xuất hiện từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C chọn vì trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải để phục vụ mục đích kinh tế cà quân sự của chính quyền thực dân.
D loại vì nền kinh tế bao trùm nước ta lúc bấy giờ là kinh tế thực dân.
Chọn C.
Câu 38 (VDC):
Phương pháp: Phân tích, so sánh.
Cách giải:
A loại vì trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hai nhiệm vụ kháng chiến và gây dựng cơ sở cho chế độ mới không hoàn thành đồng thời.
B loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân đã xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp.
C chọn vì trong kháng chiến chống Pháp không có khởi nghĩa từng phần, còn trong kháng chiến chống Mĩ, sau phong trào Đồng khởi có khởi nghĩa từng phần của quần chúng nhân dân.
D loại vì ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chứ không tiến hành tuần tự.
Chọn C.
Câu 39 (VDC):
Phương pháp: Phân tích, lựa chọn đáp án.
Cách giải:
A loại vì trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 không có đấu tranh vũ trang.
B loại vì công tác xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được tiến hành trong giia đoạn 1939 – 1945.
C loại vì đó là vai trò của lực lượng vũ trang trong cách mạng tháng Tám.
D chọn vì phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn bước phát triển của cách mạng trên hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị.
Chọn D.
Câu 40 (VD):
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho toàn thể dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước trang bí lý luận cách mạng giải phong dân tộc cho thanh niên yêu nước.
Chọn C.
Xem thêm các chương trình khác:
- TOP 100 Đề thi Lịch sử lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Vật lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Giáo dục công dân lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án
- TOP 100 Đề thi Địa lí lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp án