Đạo đức lớp 5 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Em nhận diện biểu hiện xâm hại

Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 5.

1 301 02/05/2024


Giải Đạo đức lớp 5 Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

Đạo đức lớp 5 trang 49 Khởi động

Câu hỏi (trang 49 SGK Đạo đức lớp 5): Cùng đọc, vận động theo bài vè Nhắc bé và trả lời câu hỏi

Nghe vẻ nghe ve Hành vi xâm phạm

Nghe vè bảo vệ Xấu xa vô cùng

Vùng riêng cơ thể Tất cả chúng mình

Bé nhớ giữ gìn Cùng nhau bảo vệ

Đừng để ai nhìn Bảo vệ ấy là bảo vệ.

Hay là đụng chạm

(Khuyết danh)

Biểu hiện xâm hại nào được nhắc đến trong bài vè.

Hướng dẫn:

Biểu hiện xâm hại được nhắc đến trong bài vè: đụng chạm cơ thể

Đạo đức lớp 5 trang 49, 50 Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1 (trang 49 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

- Nêu các biểu hiện xâm hại trong mỗi bức tranh trên.

- Kể thêm một số biểu hiện xâm hại mà em biết.

Hướng dẫn:

- Các biểu hiện xâm hại trong các bức tranh:

+ Tranh 1: Xâm hại thân thể (bạn nam đang dùng que đánh, dọa bạn nữ)

+ Tranh 2: Xâm hại danh dự (hai bạn đang nói xấu, cô lập bạn nữ)

+ Tranh 3: Xâm hại thân thể (người lớn động chạm đến một bạn nam)

+ Tranh 4: Xâm hại sức khỏe (em ốm nhưng chị không quan tâm)

- Một số biểu hiện xâm hại khác: bỏ rơi trẻ em; mua bán trẻ em; bắt buộc tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động; …

Câu hỏi 2 (trang 50 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

XÂM HẠI TRẺ EM

Xâm hại trẻ em là một hành vi đặc biệt nguy hiểm bởi lẽ trẻ em trong bất kì xã hội nào cũng là nhóm dễ bị tổn thương nhất và cần được bảo vệ.

Các nạn nhân bị xâm hại sẽ chịu ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời. Các vụ xâm hại thân thể nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật, tử vong.

Hậu quả của xâm hại trẻ em không thể đánh giá, không thể kiểm soát bởi đó là những hậu quả sâu sắc và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát những đau đớn, hàng loạt cảm xúc tiêu cực và sự ứng xử có nguy cơ lệch chuẩn của bản thân trẻ em từng bị xâm hại.

(Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục, 2020)

Những trẻ em bị xâm hại thường bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí thiệt mạng, gây đau đớn không chỉ cho nạn nhân mà còn cả gia đình và xã hội.

(Theo Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam, 2021)

- Xâm hại trẻ em gây ra những tác hại gì?

- Kể thêm tác hại của xâm hại trẻ em.

- Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại?

Hướng dẫn:

- Những tác hại của việc xâm hại trẻ em là:

+ Ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời.

+ Có thể gây tử vong, dẫn đến khuyết tật nếu nghiêm trọng.

+ Hậu quả sâu sắc, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát những đau đớn, hàng loạt cảm xúc tiêu cực và sự ứng xử lệch chuẩn.

+ Tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe.

- Các tác hại khác của xâm hại trẻ em: tổn thương về tinh thần; khả năng tập trung kém, tự ti, hạ thấp giá trị bản thân…

- Chúng ta cần phòng, tránh xâm hại để giữ an toàn cho bản thân mình.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 51

Đạo đức lớp 5 trang 51 Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 51 SGK Đạo đức lớp 5): Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

Hướng dẫn:

- Ý kiến 1: em đồng tình với ý kiến này vì xâm hại ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần mỗi người.

- Ý kiến 2: em không đồng tình với ý kiến này vì bỏ mặc trẻ em là một trong những biểu hiện xâm hại, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của con người.

- Ý kiến 3: em đồng tình với ý kiến này vì khi trẻ em biết cách phòng, tránh xâm hại thì trẻ em có điều kiện để phát triển lành mạnh, hạnh phúc.

- Ý kiến 4: em không đồng tình với ý kiến này vì phòng, tránh xâm hại là thực hiện quyền trẻ em.

Luyện tập 2 (trang 51 SGK Đạo đức lớp 5): Trường hợp nào sau đây bị xâm hại? Chỉ ra các biểu hiện của xâm hại.

a. Trong rạp chiếu phim, một người ngồi cạnh đặt tay lên đùi và áp sát cơ thể vào Na.

b. Tin thường bị anh hàng xóm dọa nạt.

c. Bố mẹ và người thân vui mừng ôm chầm lấy Cốm để chúc mừng em vừa đoạt giải cuộc thi múa ở trường.

d. Bin bị người lạ lấy ảnh cá nhân của mình chỉnh sửa và bêu xấu ở nhiều trang mạng xã hội.

e. Tin muốn bố mẹ dành một ít thời gian mỗi ngày để trò chuyện cùng mình nhưng không ai quan tâm đến mong muốn này.

Hướng dẫn:

a. Đây là biểu hiện của xâm hại vì người đó ngồi cạnh đặt tay lên đùi và áp sát cơ thể vào Na.

b. Đây là biểu hiện của xâm hại vì người hàng xóm đó luôn dọa nạt Tin.

c. Đây không phải biểu hiện của xâm hại.

d. Đây là biểu hiện của xâm hại người người lạ đã lấy cá nhân của Bin chỉnh sửa và bêu xấu ở nhiều trang mạng xã hội.

e. Đây là biểu hiện của xâm hại vì bố mẹ Tin đã không có thời gian để quan tâm đến mong muốn của Tin.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 52

Luyện tập 3 (trang 52 SGK Đạo đức lớp 5): Lập sơ đồ tư duy về biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

Hướng dẫn:

- Biểu hiện xâm hại: bỏ rơi trẻ em; mua bán trẻ em, bạo lực trẻ em, bắt buộc trẻ em tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động,…

- Ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại: tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em phát triển; tránh được nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến đời sống của trẻ; tránh được những tổn thương về thể chất và tinh thần cho trẻ…

Đạo đức lớp 5 trang 52 Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 52 SGK Đạo đức lớp 5): Chia sẻ với bạn bè, người thân về các biểu hiện xâm hại và ý nghĩa của việc phòng, tránh xâm hại.

Hướng dẫn

Biểu hiện:

- Chửi mắng và dùng những lời lẽ thô tục với trẻ

- Đụng chạm vào vùng nhạy cảm của trẻ

- Bắt trẻ làm những việc làm quá sức

Ý nghĩa của việc phòng tránh xâm hại: an toàn cho bản thân.

Vận dụng 2 (trang 52 SGK Đạo đức lớp 5): Nhắc nhở bạn bè, người thân về các biểu hiện của xâm hại.

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 10: Em nhận diện biểu hiện xâm hại

1 301 02/05/2024