Đạo đức lớp 3 Bài 7: Em khám phá bản thân trang 36, 37, 38, 39 – Cánh diều

Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 Bài 7: Em khám phá bản thân trang 36, 37, 38, 39 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 3.

1 1738 lượt xem
Tải về


Giải Đạo đức lớp 3 Bài 7: Em khám phá bản thân

Đạo đức lớp 3 trang 36 Khởi động

Đạo đức lớp 3 trang 36 Câu hỏi: Tham gia trò chơi Đoán người bạn bí mật.

Cách chơi: Lắng nghe thầy cô miêu tả về những người bạn bí mật và đoán xem người bạn bí mật đó là ai.

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Đạo đức lớp 3 trang 37 Khám phá

Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu hỏi 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Các bạn trong mỗi tranh có điểm mạnh và điểm yếu nào?

Trả lời:

- Tranh 1: Điểm mạnh: Bạn Hạnh hát rất hay.

- Tranh 2: Điểm yếu: Bạn Lan rất ngại phát biểu trước mọi người.

- Tranh 3: Điểm mạnh: Bạn My chạy rất nhanh.

- Tranh 4: Điểm mạnh: Bạn Linh vẽ rất đẹp.

Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu hỏi 2: Vẽ bức chân dung của em và viết ra:

- Ba điều em có thể làm tốt nhất.

- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn.

Trả lời:

- Ba điều em có thể làm tốt nhất:

+ Lễ phép

+ Học tập tốt.

+ Thân thiện với mọi người.

- Ba điều em cần cố gắng để làm tốt hơn:

+ Rụt rè, ngại trước đám đông.

+ Thỉnh thoảng còn làm bố mẹ buồn lòng.

+ Có trách nhiệm hơn.

Đạo đức lớp 3 trang 37 Câu hỏi 3: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

CUỘC ĐUA CỦA THỎ VÀ RÙA

Trong cuộc đua đầu tiên giữa Thỏ và Rùa, vì chủ quan nên Thỏ đã thua Rùa. Vẫn nuôi hi vọng thi đấu lại, Thỏ nói với Rùa:

- Anh Rùa à, lần trước do tôi ngủ quên nên mới thua anh. Mình tranh tài lại nào. Đường đua anh cứ chọn.

Rùa suy nghĩ rồi đáp:

- Tôi đồng ý!
Sau đó, Rùa dẫn Thỏ đến đường đua đã chọn. Thật bất ngờ, đường đua Rùa chọn là phải vượt qua một dòng sông.

Cuộc đua bắt đầu, dù chậm chạp nhưng Rùa vẫn bơi qua sông, còn Thỏ không thể về đích.

Rùa nhẹ nhàng nói với Thỏ:

- Bạn sẽ thắng nếu tìm đúng điểm mạnh của mình. Cố gắng lên, bạn nhé!

(Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai, 2010)

Câu hỏi:

a. Vì sao Rùa vẫn là người chiến thắng trong lần thi đấu lại?

b. Vì sao chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?

Trả lời:

a. Rùa vẫn là người chiến thắng trong lần thi đấu lại vì Rùa biết phát huy điểm mạnh của bản thân trong việc chọn đường đua.

b. Chúng ta cần biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vì biết điểm mạnh để phát huy và biết điểm yếu để khắc phục.

Đạo đức lớp 3 trang 38 Luyện tập

Đạo đức lớp 3 trang 38 Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?

a. Cô giáo cần một bạn thay mặt lớp phát biểu trước toàn trường vào giờ chào cờ. Lan xung phong vì biết điểm mạnh của mình là khả năng nói trước đám đông.

b. Đạt không tự tin khi gặp người lạ. Mẹ khuyên Đạt nên tham gia câu lạc bộ để mạnh dạn hơn. Đạt từ chối không tham gia.

Trả lời:

a. Đồng tình. Vì Lan đã biết phát huy điểm mạnh của bản thân.

b. Không đồng tình. Vì Đạt không biết khắc phục điểm yếu của mình dù đã được mẹ khuyên bảo.
Đạo đức lớp 3 trang 38, 39 Câu hỏi 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Em và Thành là bạn thân. Trường tổ chức cuộc thi hát. Thành rủ em tham gia cùng. Tuy nhiên, em nghĩ hát lại chính là điểm yếu của mình.

Tình huống 2: Trường em tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Các bạn động viên em tham gia môn cờ vua, nhưng em lại đá cầu rất tốt.

Câu hỏi: Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống trên?

Trả lời:

- Tình huống 1: Em sẽ bày tỏ quan điểm với Thành rằng em tự nghĩ rằng hát là điểm yếu, sợ tham gia cuộc thi sẽ ảnh hưởng đến kết quả của Thành. Lắng nghe ý kiến của thành về giọng hát của mình. Nếu Thành thấy đây không phải điểm yếu, động viên em tham gia, em sẽ tham gia để thử thách bản thân, cho mình cơ hội khắc phục điểm yếu.

- Tình huống 2: Em sẽ từ chối các bạn một cách khéo léo và nêu ra lí do: mình biết điểm mạnh của mình không phải là môn cờ vua mà là đá cầu. Đây là một cuộc thi có giải thưởng vì thế mình muốn nhường cơ hội phát huy điểm mạnh này cho một bạn khác và mình sẽ tham gia môn đá cầu đúng với sở trường của mình để mang lại thành tích tốt nhất cho lớp. Sau này mình sẽ học thêm cờ vua để không phụ lòng các bạn.

Đạo đức lớp 3 trang 39 Vận dụng

Đạo đức lớp 3 trang 39 Câu hỏi 1: Đóng vai phóng viên nhí phỏng vấn điểm mạnh và điểm yếu của em và của bạn.

Gợi ý:

- Điểm mạnh của bạn là gì?

- Đâu là điều bạn cần cố gắng?

Trả lời:

Học sinh đóng vai phỏng vấn các bạn.

Đạo đức lớp 3 trang 39 Câu hỏi 2: Chia sẻ với bạn những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của em.

Trả lời:

Những hoạt động em có thể tham gia phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của em:

- Điểm mạnh: các cuộc thi, hội thi, buổi thuyết trình, hội thao, hoạt động nhóm,...

- Điểm yếu: các câu lạc bộ, hoạt động nhóm,...

Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 8: Em hoàn thiện bản thân

Bài 9: Em nhận biết những bất hòa với bạn

Bài 10: Em xử lý bất hòa với bạn

Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông

Bài 12: Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông

1 1738 lượt xem
Tải về