Đạo đức lớp 3 Bài 10: Em xử lý bất hòa với bạn trang 49, 50, 51, 52– Cánh diều

Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 3  Bài 10: Em xử lý bất hòa với bạn trang 49, 50, 51, 52 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 3.

1 1101 lượt xem
Tải về


Giải Đạo đức lớp 3 Bài 10: Em xử lý bất hòa với bạn

Đạo đức lớp 3 trang 49 Khởi động

Đạo đức lớp 3 trang 49 Câu hỏi: Nghe hoặc hát bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sĩ Mộng Lân và trả lời câu hỏi

Bài hát thể hiện điều gì?

Trả lời:

Bài hát thể hiện niềm vui và sự tự hào khi lớp đoàn kết, các bạn yêu thương nhau.

Đạo đức lớp 3 trang 49, 50 Khám phá

Đạo đức lớp 3 trang 49, 50 Câu hỏi 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

Câu hỏi:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hoà với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lam xử lí bất hoà với các bạn?

Trả lời:

a. Minh và Lam đã nói với cô và nhờ sự giúp đỡ của cô.

b. Cách khác để giúp Lam xử lí bất hoà với các bạn: Lam tự mình gặp các bạn và xử lý bất hòa với các bạn.

Đạo đức lớp 3 trang 50 Câu hỏi 2: Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu:

Câu hỏi:

a. Hãy nêu cách xử lí bất hoà với bạn bè ở các tranh trên.

b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hoà khác mà em biết.

Trả lời:

a. Cách xử lí bất hoà với bạn bè ở các tranh trên:

- Tranh 1: Tự điều chỉnh cảm xúc của mình phải bình tĩnh, không nóng giận.

- Tranh 2: Tự nhận lỗi và mong bạn đừng giận.

- Tranh 3: Chủ động làm hòa với bạn.

- Tranh 4: Xin lỗi bạn.

b. Kể thêm các cách xử lí bất hoà khác:

- Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, thầy cô hoặc người lớn.

- Sửa chữa nếu làm bẩn, hỏng đồ của bạn.

- Xin lỗi và bù cho bạn bằng một món quà nhỏ.

- ....

Đạo đức lớp 3 trang 50 Câu hỏi 3: Nhận xét các cách xử lí bất hoà dưới đây:

a. Khi có bất hoà với Minh, Thuý tìm cách chia sẻ với Minh để hai bạn hiểu nhau.

b. Khi xảy ra bất hoà với bạn, Loan chủ động hoà giải.

c. Khi được Huy góp ý vì làm sai, Hằng không lắng nghe mà còn cãi lại.

d. Mỗi lần tức giận, Duy chọn cách im lặng và ra nơi khác, tránh bất hoà nhiều hơn.

Trả lời:

a. Cách xử lý của Thúy là hoàn toàn hợp lý.

b. Cách xử lý của Loan hoàn toàn hợp ý. 

c. Cách xử lý của Hằng không hợp lý. Vì khi được Huy góp ý, Hằng đã không hiểu được ý tốt của Huy mà cãi lại. Điều đó sẽ khiến Huy thấy lòng tốt của mình không được đón nhận. Tình bạn của cả hai sẽ bị rạn nứt. 

d. Cách xử lý của Duy chưa hợp lý. Vì khi Duy im lặng và bỏ đi, đối phương sẽ không hiểu Duy và cảm thấy mình không được tôn trọng. Bất hòa của hai bạn sẽ không được xử lý và trở nên nghiêm trọng hơn.

Đạo đức lớp 3 trang 51 Luyện tập

Đạo đức lớp 3 trang 51 Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí bất hoà nào dưới đây? Vì sao?

a. Im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi.

b. Bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hoà để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau.

c. Tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn nhờ giải quyết giúp.

d. Tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng, ai sai.

e. Bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hoà.

Trả lời:

a. Không đồng tình. Vì khi im lặng, không cãi nhau, tạm dừng cuộc tranh cãi sẽ khiến bất hòa không được giải quyết và trở nên nghiêm trọng hơn.

b. Đồng tình. Vì khi xảy ra bất hòa, trước tiên cần bình tĩnh, làm rõ nguyên nhân bất hoà để hiểu nhau, cảm thông và bỏ qua cho nhau. Từ đó bất hòa sẽ được giải quyết.

c. Đồng tình. Vì khi xảy ra bất hòa mà bản thân không thể xử lý được thì cần tìm đến thầy cô, cha mẹ và người lớn nhờ giải quyết giúp.

d. Không đồng tình. Vì tranh luận đến cùng cho ra lẽ, xem ai đúng, ai sai sẽ khiến bất hòa trở nên nghiêm trọng hơn nếu không xử lý kịp thời.

e. Không đồng tình. Vì khi bảo vệ ý kiến của mình bằng mọi cách khi đã bất hoà sẽ khiến cuộc trò chuyện của cả hai trở nên to tiếng. Khiến bất hòa trở nên nghiêm trọng hơn.

Đạo đức lớp 3 trang 51 Câu hỏi 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Tuấn là nhóm trưởng nên bạn ấy luôn cho rằng mình là người giỏi nhất. Những ý kiến đưa ra trong các cuộc thảo luận nhóm khác với ý kiến của Tuấn đều bị bạn ấy bác bỏ khiến các bạn rất bực.

Câu hỏi: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Hoàng và Trang nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Linh nhắc nhở, không những hai bạn không nghe mà còn giận Linh.

Câu hỏi: Nếu là Linh, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Long và Khang va vào nhau khi đang tranh bóng, vì không ai nhường ai nên hai bạn không giữ được bình tĩnh.

Câu hỏi: Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là thành viên trong nhóm, em sẽ giải thích cho Tuấn hiểu về vai trò của người nhóm trưởng để Tuấn hiểu rằng mình cần lắng nghe ý kiến của các bạn khác trong nhóm. Đồng thời giúp Tuấn hiểu về tác hại của việc bất hòa nội bộ. Từ đó Tuấn sẽ có cách hành xử phù hợp đối với các bạn trong nhóm.

- Tình huống 2: Nếu là Linh, sau giờ học em sẽ gặp riêng các bạn để nói chuyện. Giải thích cho các bạn hiểu về việc không nên nói chuyện, đùa giỡn trong lớp học, giữ lớp học trật tự là trách nhiệm của mỗi người để các bạn hiểu về việc Linh nói, việc Linh làm và không giận Linh.

- Tình huống 3: Nếu cùng chơi với hai bạn, em sẽ khuyên hai bạn bình tĩnh, không làm nhau bị thương vì bóng đá là một trò chơi để gắn kết tình bạn chứ không phải để hủy hoại tình bạn.

Đạo đức lớp 3 trang 52 Vận dụng

Đạo đức lớp 3 trang 52 Câu hỏi 1: Chia sẻ về một lần em bất hoà với bạn và cách xử lí của em.

Trả lời:

Em đã từng bất hòa với bạn khi cùng nhau thảo luận để làm bài tập nhóm. Bạn em và em có những ý kiến trái ngược nên đã to tiếng với nhau. Khi đó, em với bạn đã cùng nhau ngồi lại để giải thích cho đối phương nghe về ý kiến của mình, chỉ ra những điểm đồng tình và không đồng tình trong ý kiến của nhau. Từ đó đưa ra ý kiến thống nhất.
Đạo đức lớp 3 trang 52 Câu hỏi 2: Em hãy sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hoà.

Trả lời:

Học sinh sẵn sàng giúp bạn xử lí bất hoà.

Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Em nhận biết quy tắc an toàn giao thông

Bài 12: Em tuân thủ quy tắc an toàn giao thông

Bài 1: Em khám phá đất nước Việt Nam

Bài 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam

Bài 3: Em quan tâm hàng xóm láng giềng

1 1101 lượt xem
Tải về