Chuyên đề Sinh 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Tế bào gốc và một số thành tựu

Với giải bài tập Chuyên đề Sinh 10 Bài 2: Tế bào gốc và một số thành tựu sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Sinh 10 KNTT Bài 2.

1 2,822 04/11/2022
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Sinh 10 Bài 2: Tế bào gốc và một số thành tựu

A/ Câu hỏi mở đầu

Mở đầu trang 11 Chuyên đề Sinh học 10: Hằng ngày, cơ thể mỗi người phải tạo ra hàng tỉ tế bào mới để thay thế cho các tế bào chết và bị tổn thương. Các tế bào mới này có nguồn gốc từ đâu?

Trả lời:

Các tế bào mới dùng để thay thế cho các tế bào chết và bị tổn thương có nguồn gốc từ các tế bào gốc có khả năng phân chia biệt hóa. Ở các mô và cơ quan của cơ thể trưởng thành luôn tồn tại một số lượng nhỏ các tế bào gốc trưởng thành.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. TẾ BÀO GỐC

II. THÀNH TỰU TRONG SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC

Dừng lại và suy ngẫm 1 trang 14 Chuyên đề Sinh học 10: Thế nào là tế bào gốc? Có bao nhiêu loại tế bào gốc và chúng được phân loại theo các tiêu chí nào?

Trả lời:

- Tế bào gốc là những tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào có cấu trúc và chức năng khác nhau (tế bào chuyên hóa).

- Tế bào gốc được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau:

+ Theo tiêu chí khả năng biệt hóa, tế bào gốc được chia thành 4 loại: tế bào gốc toàn năng, tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đa tiềm năng, tế bào gốc đơn năng.

+ Theo tiêu chí vị trí phát sinh, tế bào gốc được chia thành 2 loại: tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành.

+ Ngoài ra, tế bào gốc còn được phân chia theo tiêu chí nguồn gốc xuất xứ: tế bào gốc tự nhiên và tế bào gốc cảm ứng. Trong đó, tế bào gốc tự nhiên bao gồm các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành; tế bào gốc cảm ứng là những tế bào gốc được hình thành bằng cách giải biệt hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào gốc nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu quá trình biệt hóa tế bào.

Dừng lại và suy ngẫm 2 trang 14 Chuyên đề Sinh học 10: Các nhà khoa học sử dụng các loại tế bào gốc nhằm những mục đích gì?

Trả lời:

Các nhà khoa học sử dụng các loại tế bào gốc nhằm những mục đích:

- Sử dụng tế bào gốc nhằm nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình biệt hóa tế bào.

- Từ các tế bào chuyên hóa, con người tìm cách để giải biệt hóa thành tế bào gốc mở ra nhiều hướng ứng dụng công nghệ tế bào trong y học nhằm mục đích nghiên cứu và chữa bệnh.

Luyện tập và vận dụng 1 trang 14 Chuyên đề Sinh học 10: Ở người, có loại tế bào không những không có tính toàn năng mà thậm chí mất hoàn toàn nhân tế bào, hãy cho biết đó là loại tế bào nào? Việc bị mất nhân đem lại lợi ích gì đối với tế bào đó?

Trả lời:

- Ở người, loại tế bào không có tính toàn năng và bị mất hoàn toàn nhân đó là tế bào hồng cầu.

- Lợi ích của việc mất nhân đối với tế bào hồng cầu:

+ Hồng cầu không có nhân làm cho tế bào hồng cầu có thể chứa được nhiều phân tử hemoglobin hơn, nhờ đó tăng khả năng vận chuyển oxygen của hồng cầu.

+ Bên cạnh đó, hồng cầu không nhân làm giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng không cần thiết.

Luyện tập và vận dụng 2 trang 14 Chuyên đề Sinh học 10: Giả sử có điều kiện làm nghiên cứu, hãy nêu ý tưởng thiết kế thí nghiệm kiểm chứng một loại tế bào chuyên hóa của cơ thể động vật hoặc thực vật vẫn còn tính toàn năng.

Trả lời:

- Để kiểm tra xem tế bào chuyên hóa của cơ thể động vật/thực vật có còn tính toàn năng hay không, có thể tiến hành nuôi cấy các tế bào trong môi trường nhân tạo để biết được chúng có khả năng phân chia và tái sinh thành cơ thể hoàn chỉnh hay không.

- Tuy nhiên, việc tìm kiếm môi trường dinh dưỡng thích hợp để giải biệt hóa các tế bào của một loài nào đó là không dễ dàng. Một cách khác để kiểm tra xem tế bào chuyên hóa còn đầy đủ vật chất di truyền hay không là nuôi cấy tế bào cho chúng phân chia và kiểm tra bộ nhiễm sắc thể hoặc kiểm tra hàm lượng DNA trong tế bào.

Luyện tập và vận dụng 3 trang 14 Chuyên đề Sinh học 10: Có nhiều nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm chuyển một số tế bào phôi từ vị trí này sang vị trí khác của phôi và thấy rằng phôi có tế bào được chuyển vị trí phát triển rất dị dạng khác với ở phôi đối chứng. Thí nghiệm này chứng minh được điều gì?

Trả lời:

Khi chuyển tế bào phôi từ vị trí này sang vị trí khác dẫn đến phôi phát triển có những dị dạng khác với phôi đối chứng, chứng tỏ tín hiệu từ tế bào lân cận ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào thành loại tế bào chuyên hóa nhất định.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Công nghệ tế bào động vật và thành tựu

Bài 5: Khái quát về công nghệ Enzyme

Bài 6: Quy trình công nghệ sản xuất Enzyme

Bài 7: Ứng dụng của Enzyme

Bài 9: Vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

1 2,822 04/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: