Chuyên đề KTPL 11 Bài 9 (Kết nối tri thức): Một số quy định của pháp luật lao động về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Với giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Một số quy định của pháp luật lao động về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập KTPL 11 KNTT Bài 9.

1 880 11/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 9: Một số quy định của pháp luật lao động về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

Mở đầu trang 66 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Chị H là công nhân của Doanh nghiệp B. Sau khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định của pháp luật, chị đến doanh nghiệp để làm việc thì được biết là doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị mà không thông báo và thỏa thuận với chị. Chị H đã kiện Doanh nghiệp B ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật lao động.

Theo em, việc chị H kiện Doanh nghiệp B ra Toà án có phải là vụ tranh chấp lao động không? Khi Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này có phải là giải quyết tranh chấp lao động không? Vì sao?

Lời giải:

- Việc chị H kiện Doanh nghiệp B ra Toà án là vụ tranh chấp lao động.

- Khi Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là giải quyết tranh chấp lao động. Vì:

+ Tòa án giải quyết vụ việc chị H kiện doanh nghiệp B là giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích giữa người lao động (chị H) và người sử dụng lao động (doanh nghiệp B).

+ Việc tòa án giải quyết đơn kiện của chị H được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

1. Khái niệm tranh chấp lao động

Câu hỏi trang 67 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Theo em, vụ tranh chấp giữa ông P và Công ty S có phải là tranh chấp lao động không? Vì sao?

Thông tin 2. Ông P xin vào làm việc (với nhiệm vụ bảo vệ) tại Công ty S do ông N làm Giám đốc nhưng không kí hợp đồng lao động bằng văn bản vì ông N nói chỉ cần đơn xin việc và hồ sơ thì sẽ đi làm ngay. Mức lương làm việc hàng tháng 4.200.000 đồng/ tháng. Thời gian làm việc 15 tiếng/ ngày. 5 tháng đầu, công ty trả tiền lương cho ông đầy đủ. 3 tháng sau công ty nợ lương của ông. Đến tháng thứ 9 thì ông P làm đơn xin nghỉ việc, có chữ kí xác nhận của ông N, nhưng sau đó thì Công ty S không thanh toán tiền lương những tháng còn nợ cho ông P. Ông đã đến Công ty S liên hệ để đòi lại số tiền lương 3 tháng còn nợ nhưng công ty không trả. Ông P làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền buộc Công ty S trả ông số tiền lương còn nợ.

Lời giải:

- Vụ tranh chấp giữa ông P và Công ty S là tranh chấp lao động.

- Vì: giữa ông P (là người lao động) và công ty S (là người sử dụng lao động) đã phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa các bên trong quá trình thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động. Mâu thuẫn cụ thể ở trường hợp này là:

+ Công ty S không kí hợp đồng lao động bằng văn bản đối với ông P.

+ Công ty S không trả lương đúng hạn cho ông P.

+ Công ty S không thanh toán phần lương còn nợ của ông P dù ông P đã làm đơn xin nghỉ việc, có chữ kĩ của gia,s đốc công ty.

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Câu hỏi trang 68 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Theo em, việc giải quyết tranh chấp giữa chị H với công ty có đảm bảo đúng nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động không? Vì sao?

Thông tin 2. Khi nhận được thông báo mình bị xếp loại C trong danh sách hưởng lương tháng 13 của công ty, chị H không đồng ý với quyết định này nên đã kiến nghị lên Giám đốc công ty nhưng kết quả không thay đổi. Chị nhờ tổ chức Công đoàn cơ sở can thiệp nhưng Giám đốc không thay đổi quyết định nên chị đã nhờ Hoà giải viên lao động hoà giải. Kết quả là Giám đốc đã thay đổi quyết định và chuyển chị sang danh sách những người thuộc loại B.

Lời giải:

- Việc giải quyết tranh chấp giữa chị H với công ty đã đảm bảo đúng nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Vì:

+ Quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật lao động (ban đầu chị H tự kiến nghị ban Giám đốc => sau đó: chị nhờ tổ chức Công đoàn cơ sở can thiệp => cuối cùng: nhờ Hòa giải viên lao động).

+ Quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời và nhanh chóng trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên.

3. Quyền và nghĩa cụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động

Câu hỏi trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Theo em, khi Toà án giải quyết vụ tranh chấp này, ông C có quyền và nghĩa vụ gì? Doanh nghiệp X có quyền và nghĩa vụ gì?

Lời giải:

- Quyền và nghĩa vụ của ông C:

+ Quyền: trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

+ Nghĩa vụ: cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; chấp hành thỏa thuận đã đạt được

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp X:

+ Quyền: trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Nghĩa vụ: chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Tranh chấp lao động là tranh chấp phát sinh giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ lao động và quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

b. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động là một trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.

c. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, bên có nghĩa vụ luôn là người sử dụng lao động.

Lời giải:

- Ý kiến a) Đúng. Vì: theo khoản 1 điều 179 Bộ Luật Lao động năm 2019: tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có lien quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

- Ý kiến b) Đúng. Vì: khoản 1 điều 180 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định: một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là: tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Ý kiến c) Sai. Vì: trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cả hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) đều có các quyền và nghĩa vụ (đã được quy định rõ tại điều 182 Bộ Luật Lao động năm 2019)

Luyện tập 2 trang 69 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi, việc làm của chủ thể trong các tình huống dưới đây là thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật lao động? Vì sao?

- Tình huống a. Do không đồng ý với mức lương, phụ cấp và thời gian lao động theo quy định của doanh nghiệp, hàng ngàn công nhân của Doanh nghiệp K đã đình công để yêu cầu doanh nghiệp tăng lương, tăng phụ cấp, giảm giờ làm cho người lao động. Sau một tuần đình công, hàng ngàn công nhân của Công ty K trở lại nhà máy làm việc sau khi công ty đồng ý tăng lương cơ bản, phụ cấp thâm niên và đáp ứng một số kiến nghị khác của người lao động.

- Tình huống b. Ông Q là nhân viên bảo vệ của Công ty B. Khi ông đủ tuổi nghỉ hưu thì công ty đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông vi lí do ông đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Ông Q cho rằng việc Công ty B chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái với pháp luật lao động vì ông chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội, vi thế, ông đã gửi đơn khởi kiện tới cơ quan Toà án có thẩm quyền yêu cầu Công ty B phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong thời gian ông không được làm việc vì ông đã đề nghị công ty cho tiếp tục làm việc. Khi giải quyết vụ tranh chấp này, Toà án đã tuyên bố việc chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty B là đúng pháp luật và công ty không phải trả những khoản tiền mà ông Q yêu cầu.

Lời giải:

* Tình huống a) Hành động đình công của công nhân doanh nghiệp K là vi phạm quy định của pháp luật lao động. Vì:

- Theo điều 198 Bộ Luật Lao động năm 2019: Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo.

- Điều 199 Bộ Luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ các trường hợp người lao động có quyền đình công là:

+ Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải.

+ Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

- Áp dụng vào tình huống a:

+ Các công nhân của doanh nghiệp K đã tự ý đình công để phản đối quyết định về mức lương, phụ cấp, thời gian lao động của doanh nghiệp (đây là hành động tự phát, không có sự lãnh đạo, tổ chức của Công đoàn cơ sở).

+ Công nhân của doanh nghiệp K tự tổ chức đình công khi chưa tiến hành hòa giải tranh chấp lao động.

* Tình huống b) Những yêu cầu của ông Q đối với công ty B là trái với quy định của pháp luật lao động. Vì:

- Theo khoản đ) Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2019: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, để được hưởng lương hưu, người lao động phải có ít nhất 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông Q chưa đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm, ông Q có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm. Công ty B không có nghĩa vụ phải trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ông.

Luyện tập 3 trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Tình huống a. Chị A là nhân viên của Công ty D, trong hợp đồng lao động giữa chị và công ty có quy định thời hạn nâng lương của chị là 12 tháng. Mấy năm đầu công ty thực hiện đúng quy định, nhưng thời gian gần đây, lấy lí do là sản phẩm của công ty tiêu thụ chậm nên đã 24 tháng mà công ty chưa tăng lương cho chị.

Em hãy tư vấn cho chị A cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình tại công ty.

- Tình huống b. Hầu hết người lao động trong Doanh nghiệp C đều bắt bình trước tình trạng tiền lương thấp; việc tăng lương, trả lương đều chậm hơn kì hạn đã ghi trong hợp đồng lao động; điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca kém.

Em hãy tư vấn cho những người lao động cách thúc để giúp họ có thể cải thiện được tình trạng này.

- Tình huống c. Do sơ xuất trong quá trình lao động nên anh M đã làm hỏng thiết bị của công ty. Vì thế, Giám đốc công ty đã ra quyết định yêu cầu anh phải bồi thưởng 30 triệu đồng. Anh rất bất bình trước quyết định này của Giám đốc vi cho rằng mức thiệt hại xảy ra trong thực tế thấp hơn so với mức bồi thường do công ty yêu cầu.

Em hãy tư vấn giúp anh M cách thức để có thể bảo vệ quyền lợi của mình tại công ty.

Lời giải:

- Trả lời câu hỏi tình huống a) Để bảo vệ quyền lợi của mình tại công ty, chị A nên:

+ Gửi đơn kiến nghị tới Ban Giám đốc công ty, yêu cầu công ty thực hiện đúng điều khoản đã kí kết trong hợp đồng lao động với mình.

+ Nếu việc kiến nghị không đạt được kết quả như mong muốn, chị A có thể nhờ sự trợ giúp, can thiệp của tổ chức Công đoàn cơ sở và Hòa giải viên.

- Trả lời câu hỏi tình huống b) Để có thể cải thiện tình trạng này, người lao động của Doanh nghiệp C nên:

+ Yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở tiến hành thỏa thuận, thương lượng và trao đổi với đại diện doanh nghiệp C để yêu cầu doanh nghiệp: cải thiện chế độ lương, chất lượng bữa ăn.

+ Nếu việc kiến nghị không đem lại kết quả như mong đợi, người lao động của doanh nghiệp C có thể nhờ sự trợ giúp của hòa giải viên hoặc gửi đơn khiếu nại lên tòa án; hoặc có thể tiến hành đình công (lưu ý: tiến hành đình công dưới sự lãnh đạo của Công đoàn và theo đúng quy định của pháp luật).

- Trả lời câu hỏi tình huống c) Để bảo vệ quyền lợi của mình tại công ty, anh M nên:

+ Gửi đơn kiến nghị tới Ban Giám đốc công ty, yêu cầu công ty xém xem lại mức bồi thường.

+ Nếu việc kiến nghị không đạt được kết quả như mong muốn, anh M có thể nhờ sự trợ giúp, can thiệp của tổ chức Công đoàn cơ sở và Hòa giải viên.

Vận dụng

Vận dụng trang 70 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11Em và các bạn trong nhóm hãy xây dựng hoặc sưu tầm một câu chuyện hoặc vụ việc thực tế liên quan đến tranh chấp lao động, sau đó hãy chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm mình với các bạn trong lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Do tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp B, anh A đã có đơn yêu cầu anh C (hòa giải viên lao động) tiến hành giải quyết tranh chấp. Sau 3 ngày kể từ khi nhận được đơn, anh C đã hướng dẫn, hỗ trợ các bên thực hiện việc thương lượng để giải quyết tranh chấp. Kết thúc buổi hòa giải, các bên đã thỏa thuận được các điều khoản mà mình mong muốn. Anh C đã ghi nhận kết quả này bằng biên bản có chữ kí của anh A và doanh nghiệp B.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Một số chế định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

Bài 5: Một số chế định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Bài 6: Một số chế định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Bài 7: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Bài 8: Một số quy định của pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương và thưởng, bảo hiểm xã hội

1 880 11/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: