Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H

Với giải bài 41 trang 128 sgk Toán lớp 9 Tập 1 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,044 04/04/2022


Giải Toán 9 Ôn tập chương 2

Video Giải Bài 41 trang 128 Toán lớp 9 tập 1

Bài 41 trang 128 Toán lớp 9 tập 1: Cho đường tròn (O) có đường kính BC, dây AD vuông góc với BC tại H.

Gọi E, F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Gọi (I), (K) theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp tam giác HBE, HCF.

a) Hãy xác định vị trí tương đối của các đường tròn: (I) và (O); (K) và (O); (I) và (K).

b) Tứ giác AEHF là hình gì ? Vì sao ?

c) Chứng minh đẳng thức AE. AB = AF. AC

d) Chứng minh rằng EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e) Xác định vị trí của điểm H để EF có độ dài lớn nhất.

Lời giải:

Tài liệu VietJack

a)

Có :

OI = OB – IB nên (I) tiếp xúc trong với (O)

OK = OC – KC nên (K) tiếp xúc trong với (O)

IK = IH + KH nên (I) tiếp xúc ngoài với (K)

b)

Theo đề bài, ta có:

HEAB tại E

AEH^=90o

HFAC tại F

AFH^=90o

BAC^=90o (do A thuộc đường tròn đường kính BC)

Xét tứ giác AEHF có:

EAF^=AEH^=AFH^=90o

Do đó, tứ giác AEHF là hình chữ nhật

c)

Xét tam giác ABH vuông tại H có HE là đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

AH2=AE.AB

Xét tam giác ACH vuông tại H có HF là đường cao

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

AH2=AF.AC

Do đó, AE. AB = AF. AC (vì cùng bằng AH2)

d)

Gọi M là giao điểm của AH và EF, ta có: ME = MF = MH = MA (do AEHF là hình chữ nhật)

Xét tam giác MEI và tam giác MHI có:

ME = MH

IE = IH (cùng bằng bán kính đường tròn (I))

MI chung

Do đó, tam giác MEI và tam giác MHI bằng nhau (theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh)

MEI^=MHI^

Mà AD vuông góc với BC tại H nên MHI^=90oMEI^=90o

MEEI tại E

Mà IE là bán kính đường tròn (I)

Do đó, ME hay EF là tiếp tuyến của đường tròn (I)

Mặt khác ta lại có:

Xét tam giác MFH có:

MF = MH (chứng minh trên)

Do đó, tam giác MFH cân tại M

MHF^=MFH^ (hai góc ở đáy) (1)

Xét tam giác KFH có:

KF = KH (cùng bằng bán kính đường tròn (K))

Do đó, tam giác KFH cân tại K

KHF^=KFH^ (hai góc ở đáy) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

MHF^+KHF^=MFH^+HFK^KFM^=MHK^=90o (do AHBC tại H)

MFFK tại F

Mà KF là bán kính đường tròn (K) nên MF hay EF là tiếp tuyến của đường tròn (K)

Vậy EF là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).

e)

Do AEHF là hình chữ nhật nên ta có: EF = AH

Mà dây cung luôn nhỏ hơn hoặc bằng đường kính nên nửa dây cung luôn nhỏ hơn hoặc bằng bán kính nên ta có: AHAO

Do đó, EFAO=R (với  R là bán kính của đường tròn (O) luôn không đổi)

Dấu bằng xảy ra khi H trùng với O

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 126 Toán 9 Tập 1: Thế nào là đường tròn ngoại tiếp một tam giác...

Câu hỏi 2 trang 126 Toán 9 Tập 1: Thế nào là đường tròn nội tiếp một tam giác...

Câu hỏi 3 trang 126 Toán 9 Tập 1: Chỉ rõ tâm đối xứng của đường tròn...

Câu hỏi 4 trang 126 Toán 9 Tập 1: Chứng minh định lí: Trong các dây của một đường tròn...

Câu hỏi 5 trang 126 Toán 9 Tập 1: Phát biểu các định lí về quan hệ vuông góc...

Câu hỏi 6 trang 126 Toán 9 Tập 1: Phát biểu các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách...

Câu hỏi 7 trang 126 Toán 9 Tập 1: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn...

Câu hỏi 8 trang 126 Toán 9 Tập 1: Phát biểu định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn...

Câu hỏi 9 trang 126 Toán 9 Tập 1: Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn...

Câu hỏi 10 trang 126 Toán 9 Tập 1: Tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau...

Bài 42 trang 128 Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O) và (O’)...

Bài 43 trang 128 Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r)...

1 1,044 04/04/2022


Xem thêm các chương trình khác: