Câu hỏi:
14/09/2024 815Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là
A. thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, giải quyết tốt việc làm.
B. tạo nguồn hàng xuất khẩu, thúc đẩy phân hóa lãnh thổ.
C. khắc phục tình mùa vụ, đa dạng cơ cấu sản phẩm.
D. tạo nông sản hàng hóa, khai thác hiệu quả tài nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
Phương pháp: Liên hệ điều kiện phát triển và hướng chuyển dịch của vùng
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt: đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, nguồn nước phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển. Tuy nhiên sản phẩm ngành trồng trọt của Đồng bằng sông Hồng còn chưa thực sự đa dạng, chủ yếu phát triển cây lương thực.
Cơ cấu ngành trồng trọt của vùng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Vì vậy ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là khai thác hiệu quả tài nguyên và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
a) Thực trạng
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.
b) Các định hướng chính
- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành
+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).
+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA MI-AN-MA NĂM 2010 VÀ 2017
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng dầu thô và điện của Mi-an-ma, năm 2010 và 2017?
Câu 4:
Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp ở nước ta, nhằm
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch tự nhiên nào sau đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ 3 không đi qua tinh nào sau đây?
Câu 10:
Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển nước ta hiện nay là
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?
Câu 12:
Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long nước ta đối với phát triển kinh tế là
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh/thành nào sau đây có đường biên giới trên đất liền?
Câu 15:
Cho biểu đồ về lúa theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 – 2017
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?