Câu hỏi:
08/08/2024 5,558Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm các bộ phận vùng biển nước ta ?
A. Vùng nội thủy được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền
B. Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở
D. Thềm lục địa có độ sâu khoảng 200m hoặc sâu hơn nữa
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm các bộ phận vùng biển nước ta không bao gồm: Vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở vì vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của Lãnh hải
=> A, B, D sai
* Tìm hiểu thêm: "Vùng biển"
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?
Câu 2:
Tính chất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không chính xác: Do giáp biển Đông nên nước ta
Câu 5:
Đặc điểm nào sau đây không thể hiện thiên nhiên của đai nhiệt đới gió mùa?
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội là khoảng bao nhiêu?
Câu 7:
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa của nước ta?
Câu 8:
Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác, chủ yếu là do
Câu 9:
Sự phân hóa thiên nhiên giữa miền Bắc và miền Nam ở nước ta chủ yếu do yếu tố nào sau đây
Câu 10:
Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của các vùng núi nước ta?
Câu 11:
Ý nào sau đây là khác nhau cơ bản về địa hình giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ so với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Câu 13:
Ở nước ta, vùng nào thường xảy ra ngập lụt mạnh ở các tháng IX-X?
Câu 14:
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long chịu ngập lụt là
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây không đúng với biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta